Theo quy định, người được lựa chọn hàng năm phải có Tứ đại đồng đường song toàn, gia đình gương mẫu, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi. 'Tướng bà' đang học lớp 4, đã có thành tích 4 năm liền là học sinh giỏi các lớp 1, 2, 3 và kỳ 1 của lớp 4.
Theo quan niệm của người dân Sóc Sơn, gia đình nào có con cháu được ngồi lên kiệu ngày này là niềm vinh hạnh của cả dòng tộc.
Trước khi hội Gióng diễn ra, Hương Linh đã được học và làm quen với các nghi thức đi đứng, chào hỏi cũng như một số nguyên tắc của lễ rước.
Nhiều người dân đi dự hội thích thú chụp ảnh 'Tướng bà' làm kỷ niệm.
Hạ kiệu cho 'Tướng bà' vào làm lễ. Kiệu rước cũng đầy đủ hoa quả, oản, chuối. Khách tham dự dâng tiền lên 'Tướng bà' một phần và phần khác nhờ 'Tướng bà' dâng lên Đức Thánh Gióng.
Kiệu được rước từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú). Khi Linh Hương đã bước lên kiệu chính thức thì dù là ông bà hay bất cứ người thân ruột thịt nào cũng phải gọi em là 'Tướng bà' và xưng 'con'.
Tuyên sớ cáo bạch với Đức Thánh Gióng (tại đền Thượng)
Khác với các các đoàn khác chỉ dừng chân tại sân đền Thượng, riêng 'Tướng bà' phải trực tiếp vào hành lễ tại gian thờ chính.
'Tướng bà' bái lạy tại Hậu cung.
Sau đó cởi bỏ trang phục. Nhiệm vụ của đội an ninh hai bên là làm sao bảo vệ được 'Tướng bà' xuống tới đền Hạ làm lễ (đền Hạ cách đền Thượng khoảng 300 m).
Để đến đích cho nhanh và an toàn, lực lượng công an xã đã phải cõng Hương Linh đi bộ. Người dân kể rằng, đã có nhiều lần các cô bé đóng vai 'Tướng bà' bị đoàn khác bắt cóc đi mất, sau đó gia đình phải chuộc lại mất vài chục triệu. Do vậy công tác bảo vệ 'Tướng bà' luôn được lên phương án và chuẩn bị kỹ.
Nếu bị đoàn khác cướp mất 'Tướng bà' thì không những gia đình và cả xã phải chung tiền chuộc lại mà còn coi như bị xui xẻo cả năm.
Theo Zing
Post by Báo Tiền Phong.