Chuyên gia năng lượng: Đáng lẽ phải làm điện hạt nhân từ nhiều năm trước

TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cho rằng, đáng nhẽ Việt Nam làm điện hạt nhân từ nhiều năm trước trong bối cảnh các nguồn năng lượng cơ bản như thủy điện lớn ở Việt Nam đã hết dư địa, điện than, điện khí đều có những nhược điểm rất lớn về phát thải khí nhà kính, tính không ổn định trong vận hành.

Cùng đó là xu hướng chuyển dịch ngành năng lượng tiến tới Net Zero khiến việc phát triển điện hạt nhân cần thực hiện sớm.

Theo ông Sơn, cần có góc nhìn khác về phát triển điện hạt nhân hiện nay trong bối cảnh nhiều nước nước phát triển cũng đã quay trở lại với điện hạt nhân với công nghệ ngày càng an toàn hơn.

“Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về cung ứng điện như: đường sắt tốc độ cao, giao thông xanh, công nghiệp bán dẫn, trung tâm dữ liệu. Tất cả đều đòi hỏi nguồn cung điện rất lớn. Giải pháp để đáp ứng các nhu cầu rất lớn như vậy, chỉ có điện hạt nhân mới đáp ứng được dù cũng đặt ra nhiều thách thức về an toàn hạt nhân, chi phí đầu tư đắt đỏ”, ông Sơn phân tích.

Chuyên gia năng lượng: Đáng lẽ phải làm điện hạt nhân từ nhiều năm trước ảnh 1

Việt Nam cần phải làm điện hạt nhân để đảm bảo việc cung ứng lâu dài cho phát triển. Ảnh: phú hoàng

Vị chuyên gia cũng cho rằng, khung pháp lý về điện hạt nhân cần được bổ sung để Việt Nam có nền tảng cơ bản đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho phát triển. Cần tận dụng những kết quả nghiên cứu, triển khai trước đó về điện hạt nhân, kể cả vấn đề huy động các nhân lực đã được đào tạo cũng như cân nhắc các vấn đề liên quan đến công nghệ điện hạt nhân.

“Có thể chọn hình thức đầu tư công hay hình thức khác khi làm điện hạt nhân. Quan điểm của tôi khi làm điện hạt nhân là không chọn lò nhỏ, phải chọn sử dụng công nghệ mới nhất, lò quy mô lớn phù hợp hơn với nhu cầu của Việt Nam hiện nay. Không thể đánh cược làm điện với những dạng hình lò hạt nhân cỡ nhỏ, chưa được kiểm chứng”, ông Sơn nêu quan điểm.

“Tính trung bình từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần đưa trên 10.000MW nguồn điện mới vào vận hành, cùng hệ thống đường dây đấu nối, truyền tải điện. Vì vậy, thúc đẩy phát triển điện hạt nhân bên cạnh các nguồn năng lượng khác được cho là một trong những giải pháp cần thiết, phù hợp để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh mới và hướng tới mục tiêu NetZero”. Bộ Công Thương

Theo các chuyên gia ngành điện, điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị lâu dài, ít nhất khoảng từ 12 - 15 năm để đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực về công nghệ, an toàn điện hạt nhân, chuẩn bị hệ thống pháp quy hạt nhân đầy đủ, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc triển khai dự án, xây dựng năng lực khoa học công nghệ, quản lý dự án, công nghiệp.

Vấn đề hiện nay là nhân lực đội ngũ cán bộ về điện hạt nhân đã được đào tạo nhiều năm qua đang mất dần đi. Đây là lãng phí lớn nếu Việt Nam không sớm xây dựng chương trình đào tạo lại cán bộ ngành hạt nhân theo định hướng của Nhà nước.

Do dự án điện hạt nhân là một dự án hoàn toàn mới, có mức đầu tư rất lớn, phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, có yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân nên công tác chuẩn bị cho tái khởi động dự án phải được làm một cách bài bản hơn và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Liên quan đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, tại một báo cáo hồi tháng 9/2024, Bộ Công Thương cho biết, đang có nguy cơ thiếu hụt công suất giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện, đặc biệt là miền Bắc. Theo Bộ Công Thương, việc nhiều nguồn điện lớn (thủy điện, than, khí) tại Quy hoạch điện VIII bị chậm tiến độ đang đặt ra những thách thức mới trong việc đảm bảo an ninh năng lượng đến năm 2030.

Cũng theo Bộ Công Thương, quy hoạch điện VIII xác định, đến năm 2030 tổng công suất nguồn điện của Việt Nam phải đạt khoảng 150.000MW, đồng thời phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nguồn cung sang các nguồn điện sạch, ít phát thải để đạt mục tiêu Net Zero.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế ở Gia Lai – Bình Định và Tây Nguyên phát triển mạnh

Kết nối rừng - biển khi sáp nhập tỉnh: Mở đường vươn ra biển lớn

TP - Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên kỳ vọng, phương án dự kiến sáp nhập tỉnh, thành theo hướng kết nối rừng - biển nếu thành hiện thực sẽ giúp các địa phương này tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, rộng đường để nông sản vươn ra biển lớn. Khi các tuyến cao tốc được đầu tư, vận hành sẽ thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa các vùng, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
‘Mẹ bé Bắp’ trở thành từ khoá hot nhất Quý I/2025

‘Mẹ bé Bắp’ trở thành từ khoá hot nhất Quý I/2025

TPO - Với tốc độ tìm kiếm tăng 13,1 lần trong quý I/2025, “mẹ bé Bắp” là một trong những từ khoá hot nhất Quý I/2025, cho thấy sự quan tâm của người dùng đến những lùm xùm xoay quanh câu chuyện kêu gọi và sử dụng tiền từ thiện. “Sáp nhập”, “phạt nguội” cũng là những từ khoá được quan tâm đặc biệt trong thời gian qua.
Nguồn gốc bí ẩn của chiếc mũ sắt Sutton Hoo

Nguồn gốc bí ẩn của chiếc mũ sắt Sutton Hoo

TPO - Một phát hiện mới cho thấy chiếc mũ sắt nổi tiếng từ thế kỷ thứ bảy của Sutton Hoo ở Anh có thể được chế tác ở miền nam Scandinavia.Ý tưởng này xuất phát từ việc phát hiện ra một khuôn đúc kim loại bằng đồng hoặc con dấu ở Đan Mạch, mô tả một chiến binh đang cưỡi ngựa.