Chương trình OCOP tại Bắc Giang: "Bà đỡ" giúp nông dân nâng cao chuỗi giá trị

0:00 / 0:00
0:00
Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Bắc Giang thực sự thu hút và trở thành “bà đỡ” cho nhiều nông dân , giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đồng thời thúc đẩy khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Cầm trên tay giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao, anh Nguyễn Văn An, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đại Lâm ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không giấu nổi niềm vui. Anh An chia sẻ, năm 2018, HTX ra đời với sự tham gia của 16 thành viên mong muốn tìm hướng đi mới cho cây lúa nếp ở Đại Lâm. Giống lúa nếp mà các thành viên trong HTX trồng là nếp cái hoa vàng, với diện tích khoảng 50 ha.

“Các thành viên trong HTX chủ yếu là bà con nông dân, bởi vậy vẫn còn gặp khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm nếp cái hoa vàng được canh tác ở địa phương từ lâu. Chúng tôi quyết định tham gia chương trình OCOP với mong muốn xây dựng thương hiệu trên thị trường”, anh An chia sẻ.

Mùa vụ năm nay, bà con trong HTX Nông nghiệp Đại Lâm bắt đầu sản xuất nếp cái hoa vàng theo hướng hữu cơ. Theo đó, bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay cho thuốc hóa học. Các thành viên trong HTX xã cũng chuyển sang sử dụng thuốc diệt chuột sinh học.

Chương trình OCOP tại Bắc Giang: "Bà đỡ" giúp nông dân nâng cao chuỗi giá trị ảnh 1

Chị Nông Thị Huệ, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú đang đầu tư vào phát triển cây xạ đen

Theo anh An, một bước chuyển quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm là các thành viên HTX được cơ quan chức năng hỗ trợ và tập huấn cách làm bao bì, mẫu mã bắt mắt. Nhờ vậy, sản phẩm của HTX được đem đi giới thiệu ở các hội chợ. “Chúng tôi bán được giá cao hơn 2.000 -3.000 đồng/kg so với các giống lúa nếp khác. Sản lượng lúa nếp của các thành viên trong HTX không đủ để cung cấp cho khách hàng”, anh An cho biết.

Chị Nông Thị Huệ, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú ở xã Hồng Kỳ, huyện Yên Thế đã được hưởng lợi từ sản xuất sản phẩm đạt OCOP. Chị cho hay, năm 2020, sản phẩm “Trà xạ đen Diệp Nhật” của chị đã được tỉnh Bắc Giang chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Mấy năm trước, chị Huệ đi làm công nhân, rồi chị xin nghỉ việc ở nhà máy để đi theo giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương từ cây xạ đen. Chị lên Hòa Bình lấy cây xạ đen về trồng thử, rồi nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm “Trà xạ đen Diệp Nhật”. Thấy cây xạ đen còn tiềm năng phát triển, chị thành lập HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú ở xã Hồng Kỳ với 7 thành viên tham gia.

“Tôi nhận thấy muốn xây dựng được thương hiệu để thuận lợi trong việc tiêu thụ thì sản phẩm “Trà xạ đen Diệp Nhật” phải đạt tiêu chuẩn OCOP, bởi vậy tôi đăng ký tham gia chương trình và được cơ quan chức năng của huyện và tỉnh hỗ trợ tận tình”, chị Huệ chia sẻ.

Chị Huệ nhẩm tính, hiện sản phẩm của HTX đã có mặt tại 100 nhà hàng và 220 cửa hàng tạp hóa trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang. Đến nay, hợp tác xã thu hút 15 thành viên tham gia liên kết mở rộng diện tích trồng cây xạ đen lên 15ha. Mỗi năm, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ 2 tấn xạ đen khô và 25.000 lít rượu Diệp Nhật. Tổng doanh thu của hợp tác xã đạt gần 1,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận thu được 600 triệu đồng.

Hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho hay, năm 2021, chương trình OCOP triển khai thực hiện trong bối cảnh dịch COVID -19 bùng phát mạnh, phức tạp, trong đó những tháng đầu năm tỉnh Bắc Giang trở thành tâm dịch của cả nước, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện chương trình.

Chương trình OCOP tại Bắc Giang: "Bà đỡ" giúp nông dân nâng cao chuỗi giá trị ảnh 2

Chương trình OCOP giúp nông dân Bắc Giang thuận lợi trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm

Tuy nhiên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo kịp thời và sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương nên chương trình OCOP đạt được kết quả toàn diện. Số lượng sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên cao nhất từ trước đến nay (61 sản phẩm), vượt kế hoạch 174%.

Ông Tùng cho biết thêm, hiện toàn tỉnh có 155 sản phẩm OCOP. Bắc Giang trở thành một trong những tỉnh có số sản phẩm OCOP thuộc tốp đầu cả nước (đứng thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc, sau Hà Giang và đứng thứ 7 cả nước).

Cũng theo ông Tùng, tỉnh Bắc Giang có nhiều hoạt động tích cực giúp nông dân tham gia chương trình OCOCP, được biệt là hỗ trợ tem nhãn mác sản phẩm. Năm 2021, tổng số HTX, chủ thể được hỗ trợ là 22 đơn vị, với kinh phí thực hiện là 460 triệu đồng. Tỉnh Bắc Giang hỗ trợ kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho 15 sản phẩm, với kinh phí hơn 73 triệu đồng.

Năm 2021, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đưa trên 100 lượt sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm thực tế ảo tại diễn đàn Quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Bộ NN&PTNT tổ chức.

Các chủ thể sản xuất đã chủ động đưa sản phẩm tham gia vào các kênh bán hàng online như: Voso, san24h, shopee, tiki…qua đó giúp sản phẩm tiêu thụ thuận lợi trong mùa dịch (các sản phẩm mỳ gạo Chũ, gà đồi Yên Thế…).

“Chương trình mỗi xã một sản phẩm được nhận định là hướng đi đúng trong phát triển sản xuất sản phẩm nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường”, ông Tùng nói.

Chương trình OCOP tại Bắc Giang: "Bà đỡ" giúp nông dân nâng cao chuỗi giá trị ảnh 3
MỚI - NÓNG
Cử tri đề nghị giám sát đóng BHXH cho người lao động
Cử tri đề nghị giám sát đóng BHXH cho người lao động
TPO - Theo cử tri TPHCM, thời gian qua có nhiều người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội vì doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng và tuyên bố phá sản. Điều này gây ra sự hoang mang cho người lao động, làm ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Phát huy sức trẻ Hà Nam trong khởi nghiệp, lập nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Phát huy sức trẻ Hà Nam trong khởi nghiệp, lập nghiệp và xây dựng nông thôn mới
TPO - Sáng 3/7, trong khuôn khổ phiên làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đã diễn ra 3 diễn đàn thảo luận về các chủ đề: Tôi yêu Tổ quốc tôi; Thanh niên Hà Nam khởi nghiệp, lập nghiệp và chuyển đổi số; Công tác xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam vững mạnh và đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh từ chức
Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh từ chức
TPO - Từ hôm nay (3/7), ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) - từ nhiệm. Rời ghế chủ tịch HĐQT, ông Thìn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược Đất Xanh.