Chương Mỹ: Nước sông đang rút, đê tả qua giai đoạn nguy hiểm

Đê tả Bùi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ảnh: Trường Phong
Đê tả Bùi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ảnh: Trường Phong
TPO - Trao đổi với báo chí sáng nay, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ cho biết, nước sông Bùi đang rút chậm, nguy cơ mất an toàn đê tả Bùi đã giảm xuống.

Sau cơn mưa lớn tối 31/7 và rạng sáng 1/8, nhiều người dân Thủ đô lo ngại an toàn của đê tả Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ. 

 Dù thế, từ trưa 31/7, ghi nhận của phóng viên Tiền Phong tại hiện trường, mực nước sông Bùi đã xuống, dù chậm. Đến trưa, nhiều khu vực nước đã xuống thấp hơn mặt đê.

Đến tối 31/7, cơn mưa lớn khiến nhiều người dân lo ngại, vì mực nước sông Bùi có thể lên cao, đe dọa đê tả Bùi đang xung yếu, dù đã được gia cố bằng hệ thống bao cát, đất.

Trao đổi với báo chí sáng nay, 1/8, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ xác nhận, mực nước sông Bùi tiếp tục xuống, dù chậm. Về cơ bản, đê tả Bùi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ tiếp tục theo dõi mực nước sông Bùi, sẵn sàng các phương án để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước đó, huyện Chương Mỹ xác định, hiện nay, nước ở thượng lưu các sông tiếp tục dồn về, thời tiết vẫn có thể tiếp tục có mưa, mực nước của các sông đã dâng cao tới mức nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến đê trên địa bàn huyện.

Huyện Chương Mỹ yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình diễn biến mưa lũ, thường xuyên kiểm tra các tuyến đê, hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn, kịp thời nắm bắt và có biện pháp khắc phục ngay các điểm đê xung yếu có nguy cơ tràn, vỡ.

Rà soát, chủ động triển khai phương án sơ tán các hộ dân ra khỏi vùng ngập úng khi có chủ trương; phương án sơ tán dân phải cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo nhu cầu cần thiết cho nhân dân khi sơ tán đến địa điểm mới, bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho nhân dân.

Triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác đảm bảo đời sống nhân dân tại các khu vực bị ngập úng, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nước uống, hàng hóa, vật tư thiết yếu cho nhân dân. Thực hiện tốt công tác sơ cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân những khu úng ngập.

Tổ chức trực 24/24 giờ, đảm bảo thông tin liên lạc, thường xuyên thông tin trên hệ thống truyền thanh về tình hình mưa úng và mực nước các sông; chủ động thông báo cho nhân dân biết khi có tình huống phải sơ tán để đảm bảo an toàn.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.