Chứng khoán lao dốc vì virus corona, nhiều doanh nghiệp 'ra tay' cứu

Thị trường chứng khoán lao dốc trong những ngày qua
Thị trường chứng khoán lao dốc trong những ngày qua
TP - Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc, nhiều “ông lớn” lên tiếng khẳng định mua vào một lượng lớn cổ phiếu quỹ để “cứu giá”.  Thị trường vẫn trong tâm thế hoảng loạn bị tác động bởi dịch bệnh và suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như trong nước. 

Tại các phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, chỉ số VN-Index giảm hơn 4% xuống vùng dưới 900 điểm. Thậm chí, có thời điểm chỉ số VN-Index trên sàn TPHCM có lúc giảm về mốc 891 điểm - mức thấp nhất của chỉ số chứng khoán này bằng với chỉ số cuối năm 2017. Các chuyên gia cho rằng, một trong những lí do khiến TTCK sụt giảm là tâm lý e ngại dịch viêm phổi do virus corona gây ra đã khiến nhà đầu tư tháo chạy, dù đã phục hồi dần.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, các đại dịch thường đem lại  sự kiện “thiên nga đen” cho TTCK chứ không gây ra suy thoái toàn cầu. Tác động đến từ tâm lý lo ngại sụt giảm tăng trưởng kinh tế.

VNDIRECT cũng dự đoán, khi dịch bệnh được kiểm soát, sản xuất, tiêu dùng toàn cầu sẽ nhanh chóng hồi phục. 

Trong bối cảnh TTCK lao dốc, nhiều doanh nghiệp ra tay mua cổ phiếu quỹ. Tiêu biểu như, kế hoạch mua 49 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank - HDB). Thời gian từ ngày 12/12/2019 - 10/1/2020, theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận.

 Đại diện “HDBank cho biết, giá cổ phiếu HDB sẽ tăng trưởng tích cực trong thời gian tới và việc mua lại cổ phiếu đã phát hành làm cổ phiếu quỹ ở vùng giá hiện tại sẽ giúp ổn định giá cổ phiếu.

Một DN khác cũng ồ ạt mua cổ phiếu là Công ty Cổ phần Đạt Phương (HoSE: DPG) với phương án mua lại khoảng 1,5 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, tương đương với 3,33% vốn điều lệ. Mục đích mua lại cổ phiếu là để tăng lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ. Nguồn vốn được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần hoặc nguồn vốn khác.

“Công ty sẽ thực hiện giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án và thực hiện công bố thông tin. Phương thức dự kiến là khớp lệnh trong vòng 30 ngày kể từ khi thực hiện giao dịch”, Công ty Cổ phần Đạt Phương cho biết.

Trước đó, cổ phiếu DPG giảm sâu, từ mức 53.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 25.800 đồng/cổ phiếu (ở phiên giao dịch ngày 6/2), mất hơn một nửa giá trị.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, nhiều công ty báo cáo kết quả mua lại cổ phiếu quỹ như Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (mã chứng khoán CAV, niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM) mua 110.570 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã chứng khoán HAR, niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM) mua 2.166.010 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ…

Năm 2019, thị trường chứng khoán có khoảng 102 thương vụ giao dịch cổ phiếu quỹ, trong đó có 97 thương vụ của doanh nghiệp và 5 thương vụ của ngân hàng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.