Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nóng về 'ổ dịch' Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Như Ý
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Như Ý
TP - “Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cần lập danh sách bệnh nhân đã ra khỏi viện từ 15 ngày trước, tức từ ngày 20/4 để các địa phương thực hiện truy vết tiếp”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chỉ đạo khi đi kiểm tra công tác phong toả Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để phòng chống COVID-19.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh thay mặt lãnh đạo thành phố, cảm ơn đội ngũ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã hy sinh thầm lặng thời gian qua, đồng thời cho rằng, thành phố sẽ thể hiện trách nhiệm cao trong việc hỗ trợ, cung cấp nhu yếu phẩm cho bệnh viện trong khoảng thời gian cách ly. Nếu có bất cứ việc gì phát sinh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, huyện Đông Anh phải báo cáo ngay để thành phố để kịp thời giải quyết.

Theo báo cáo lúc 15h ngày 5/5 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã liên quan đến 8 địa phương gồm Hà Nội (1 ca là điều dưỡng tại khoa HSTC); Quảng Ninh (1 ca); Hưng Yên (2 ca); Phú Thọ (1 ca); Bắc Ninh (1 ca); Bắc Giang (1 ca); Hải Dương (1 ca); Thái Bình (1 ca). Trên địa Hà Nội sơ bộ có 270 người đến khám, điều trị tại bệnh viện từ 20/4 đến 5/5/2021, đã thông báo các đơn vị điều tra xác minh. CDC Hà Nội cũng thông báo cho CDC các tỉnh danh sách bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong vòng 15 ngày kể từ ngày 20/4/2021 để truy vết, xử lý theo quy định.

Lập 9 chốt chặn cửa ngõ ra vào Vĩnh Phúc

Ngày 5/5, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức buổi thông tin với báo chí về tình hình dịch, bệnh COVID-19 trên địa bàn. Được biết, vào lúc 0h30 phút cùng ngày, lãnh đạo chủ chốt tỉnh cũng đã có buổi họp khẩn đến 3h sáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho biết, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, trong đó có 2 giải pháp quan trọng:

Thứ nhất là tạm gác lại tất cả công việc chưa cần thiết, tập trung mọi nguồn lực, nhân lực, thời gian cho chống dịch đảm bảo an toàn, sức khỏe của người dân.

Thứ hai là duy trì chế độ trực từng huyện, từng xã, trong từng cơ quan 24/24. 100% ban chỉ đạo các cấp không được phép tắt máy, không rời khỏi địa phương, trừ các trường hợp cần thiết được sự đồng ý của trưởng ban chỉ đạo.

Đối với địa bàn để xảy ra lây nhiễm COVID-19, Thường vụ tỉnh ủy đã họp và có chủ trương xử lý cán bộ liên quan vì lơ là nhiệm vụ.

Cụ thể, 4 cán bộ bị đình chỉ công tác liên quan đến quán Karaoke Sunny, cơ sở đấm bóp Hoa Sen và một số nơi khác trên địa bàn.

Mở rộng điều tra vụ nhập cảnh trái phép

Trả lời câu hỏi của PV báo Tiền Phong về 52 người Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích gì, hình thức ra sao, ông Lê Duy Thành cho biết, số người này đến tỉnh không có công ăn việc làm và cũng mới chỉ nhập cảnh vào Việt Nam vào ngày 2/5 và 3/5. Riêng về động cơ nhóm người Trung Quốc sang Việt Nam, hiện vụ án đang trong quá trình điều tra nên chưa thể trả lời quá sâu nội dung này.

Ông Thành yêu cầu ngành y tế trong ngày 5/5, phải có máy xét nghiệm để tăng công suất xét nghiệm gấp 5 lần, bảo đảm xét nghiệm xong 100% trường hợp F1. Cùng với đó, nâng quy mô giường tại các khu cách ly tập trung cấp huyện lên gấp 3 lần; chuẩn bị cơ sở vật chất của bệnh viện dã chiến để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Vĩnh Phúc đã lập 9 chốt kiểm soát ra vào tỉnh bắt đầu hoạt động từ 15 giờ ngày 5/5/2021 đến hết ngày 18/5/2021. Căn cứ tình hình dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc sẽ quyết định thời gian tiếp theo.

Các chốt sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phương tiện giao thông vào địa bàn tỉnh, trọng tâm là từ 7 giờ 30 phút đến 22 giờ hàng ngày.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.