Chủ hãng taxi nói gì về xe công nghệ Việt 'chết yểu'?

Ra đầu tư để cạnh tranh, nhưng nhiều taxi công nghệ Việt đang có giá cước đắt gấp đôi xe công nghệ nước ngoài
Ra đầu tư để cạnh tranh, nhưng nhiều taxi công nghệ Việt đang có giá cước đắt gấp đôi xe công nghệ nước ngoài
TPO - Được đầu tư để cạnh tranh với xe chở khách như Grab, Uber nhưng thời gian qua nhiều xe taxi công nghệ Việt đã bị "chết yểu" do vắng khách.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết, từ tháng 1/2016 Bộ này đã phê duyệt Đề án 24 về cho phép Cty TNHH GrabTaxi được phép thí điểm ứng dụng công nghệ trong quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng với xe ô tô dưới 9 chỗ.

Để tăng tính cạnh trang và hành khách có thêm sự lựa chọn, đến tháng 4/2017, Bộ GTVT đã đồng ý cho thêm 9 đơn vị được tham gia đề án, bao gồm: Cty Uber Việt Nam (với ứng dụng Uber), Cty CP Ánh Dương Việt Nam (ứng dụng V.Car), Cty CP Vận tải 57 Hà Nội (ứng dụng Thanh Cong Car), Cty CP Sun Taxi (ứng dụng S.Car), Cty CP PTTM-DL quốc tế Ngôi Sao (ứng dụng Vic.Car), Cty CP Hợp tác đầu tư và phát triển (ứng dụng Home Car), Cty TNHH TM-DV Linh Trang (ứng dụng Lb.car), Cty CP tập đoàn Mai Linh (ứng dụng Mai Linh Car), Cty TNHH Phúc Xuyên (Emddi - Phúc Xuyên).

Theo ông Thọ, sau khi được Bộ GTVT chấp thuận, 9 đơn vị trên (trong đó có 8 đơn vị Việt) có trách nhiệm làm việc với Sở GTVT tại các địa phương triển khai ứng dụng.  

Mới 4/8 ứng dụng taxi Việt kết nối được

Tìm hiểu và khảo sát thực tế hoạt động của 8 đơn vị Việt được Bộ GTVT chấp thuận cho triển khai xe công nghệ, chúng tôi thấy rằng mới có 4 ứng dụng gồm Mai Linh Car, Home Car, Thanh Cong Car, V.Car là kết nối được. 3 ứng dụng còn lại, gồm S.Car - ứng dụng của Cty CP Sun Taxi, Vic.Car - Ứng dụng của Cty CP PTTM-DL quốc tế Ngôi Sao, Lb.Car - ứng dụng của Cty TNHH TM-DV Linh Trang, Emddi Phúc Xuyên - ứng dụng của Cty TNHH Phúc Xuyên hành khách chưa thấy xuất hiện, vào các trang tìm kiếm tên ứng dụng theo doanh nghiệp đăng ký, nhiều hành khách cũng không thấy phầm mềm để tải về. Với một số ứng dụng như

 Xác nhận với Tiền Phong, ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo số lượng phương tiện 8 đơn vị trên đăng ký hoạt động theo đề án xe công nghệ với Sở GTVT Hà Nội là trên 3.000 xe. Riêng Cty CP PTTM-DL quốc tế Ngôi Sao, ứng dụng: Vic.car là 500 xe; Cty TNHH TM-DV Linh Trang - ứng dụng: Lb.car là 50 xe… Tuy nhiên, hiện tại Sở GTVT chưa nhận được số liệu xe và tình hình hoạt động tại các đơn vị này.

Lý giải vì sao giá cước vẫn cao và có 2 doanh nghiệp (DN) là thành viên của hiệp hội được phép tham gia ứng dụng xe công nghệ, phầm mềm chưa kết nối được, ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, do chi phí nhiên liệu, bến bãi, cầu đường, các loại phí khác cao nên để chạy được trên đường, taxi phải có giá cước ít nhất 11.000 đồng/km. Dưới mức này, lái xe và DN hầu như không có lãi. Với những đơn vị vừa được Bộ GTVT chấp thuận cho triển khai ứng dụng công nghệ theo Đề án 24 phải đầu tư từ 700 triệu nhất đến 1 tỷ để lập trình phầm mềm, do vậy cần phải thêm thời gian để chuẩn bị.

Lãnh đạo hãng Taxi Thành Công (Thanh Cong Car) thừa nhận, hiện hơn 100 phương tiện hãng dành cho Thanh Cong Car mới hoạt động khoảng 60% công suất, hành khách chỉ sử dụng Thanh Cong Car khi các loại hình taxi khác hết xe. Lý giải nguyên nhân xe công nghệ Việt hoạt động khó khăn, lãnh đạo Taxi Thành Công  cho rằng, xe Uber, Grab khuyến mại giảm giá kéo dài, dẫn đến xe công nghệ Việt rất khó cạnh tranh.

Đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, chưa cần tính đến chiến lực, thậm chí ý đồ kinh doanh, nhưng khi quy trình, thủ tục vận hành giảm thì đương nhiên giá cước xe công nghệ phải giảm. “Vậy nhưng với xe công nghệ Việt giá cước lại ngang bằng giá taxi truyền thống và đắt hơn xe công nghệ nước ngoài là không thể chấp nhận được. Đây là sự lạc hậu. Nếu không thay đổi, không thích nghi với xu thế mới, vẫn kinh doanh theo kiểu chỉ biết thu tiền, xe công nghệ nói riêng và taxi Việt nói chung rất khó để tồn tại”, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội  đánh giá.  

Với các DN đã được chấp thuận nhưng chưa triển khai ứng dụng, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, cùng với điều chỉnh các chính sách cho công bằng, Bộ GTVT nên rà soát lại các đơn vị tham gia đề án xe công nghệ, nếu thấy DN sau vài tháng được chấp thuận chưa triển khai ứng dụng thì nên thu hồi giấy phép, trao cơ hội cho các DN khác. Không nên để DN làm thù tục như thể chiếm chỗ rồi để đấy.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.