Cho phép phá sản doanh nghiệp Nhà nước nếu để thua lỗ

Tái cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm tới sẽ có thể cho phép phá sản doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ.
Tái cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm tới sẽ có thể cho phép phá sản doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ.
Hơn 82% trên tổng số 407 đại biểu Quốc hội tham dự đã nhất trí thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 với nhiều điểm mới.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu hoàn thành tái cơ cấu 3 trọng tâm gồm đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.

Để hiện thực hoá các mục tiêu, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Cũng giống như kế hoạch đặt ra 5 năm trước, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước vẫn đặt trọng tâm vào các tập đoàn, tổng công ty. Tuy nhiên quá trình cơ cấu lần này được nhấn mạnh "đẩy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn". 

Thông qua cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải thực hiện theo hướng công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cổ phần hoá phải được niêm yết trên sàn chứng khoán một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực.

Với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả, Quốc hội yêu cầu Chính phủ xử lý dứt điểm; xem xét, thực hiện phá sản số doanh nghiệp này theo quy định pháp luật.

Với trọng tâm cơ cấu đầu tư công, Chính phủ sẽ cơ cấu mạnh thu chi ngân sách bằng cách thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia.

“Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay, chỉ vay trong khả năng trả nợ và kiểm soát chặt khoản vay của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước”, Nghị quyết nêu.

Cơ quan lập pháp cũng giao Chính phủ trong 5 năm tới phải hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn mực này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Vũ Hồng Thanh, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Nghị quyết "chốt" chỉ tiêu về bội chi ngân sách Nhà nước đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP, nợ công không quá 65% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP. Tỷ trọng đầu tư Nhà nước khoảng 31-34% tổng đầu tư xã hội.

Tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP... sau 5 năm nữa...

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.