Cho phép chấm dứt hợp đồng có đúng luật?

Cho phép chấm dứt hợp đồng có đúng luật?
Theo Tổng Công ty 36, việc tòa án cho phép Cty Mefrimex đơn phương chấm hợp đồng chuyển nhượng dự án nhà B6 Giảng Võ là thiếu căn cứ pháp lý, gây thiệt hại cho Tổng Công Ty 36, ngăn cản tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp tại đơn vị.

TAND  huyện Đông Anh, Hà Nội vừa tuyên chấp nhận cho Cty Cổ Phần đầu tư và phát triển công nghệ Mefrimex chấm dứt Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ, giữa bên chuyển nhượng là Tổng Cty 36 - Bộ Quốc phòng.

Được biết, căn cứ Tòa án đưa ra để chấp nhận cho Cty Mefrimex chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng là Cty này không đủ năng lực thực hiện dự án. Tuy nhiên, quyết định của Tòa đã vấp phải sự phản đối của Tổng Công Ty 36.
Theo đại diện pháp lý của Tổng Cty 36, bản tuyên án như vậy có dấu hiệu sai luật, vì Khoản 1, Điều 426 của Bộ luật Dân sự quy định "Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định'. Thế nhưng, quá trình xét xử không có tài liệu, bằng chứng, kết luận, giám định có giá trị pháp lý để TAND huyện Đông Anh xác định Cty Mefrimex không có năng lực. Đồng thời, cả Cty Mefrimex cũng không chứng minh họ mất năng lực. Tổng Cty 36 và Cty Mefrimex cũng không có thỏa thuận; pháp luật cũng không có bất kỳ quy định nào cho phép Cty Mefrimex đơn phương chấm dứt hợp đồng...

Theo Tổng Cty 36, việc tòa án ND huyện Đông Anh cho phép Công ty Mefrimex đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại Tổng Cty 36, ngăn cản tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp tại đơn vị. Tổng Cty 36 cho biết sẽ kháng cáo lên TAND thành phố Hà Nội.

MỚI - NÓNG