Chính thức dạy tiếng Đức tại các trường phổ thông

Chính thức dạy tiếng Đức tại các trường phổ thông
TPO -Hôm nay 17/7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Đại sứ CHLB Đức Jutta Frasch ký kết Thỏa thuận Hợp tác đưa tiếng Đức vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai tại trường phổ thông ở Việt Nam.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Đại sứ CHLB Đức Jutta Frasch tại Lễ ký kết. Ảnh: ĐSQ Đức
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Đại sứ CHLB Đức Jutta Frasch tại Lễ ký kết. Ảnh: ĐSQ Đức.

Đại sứ Frasch phát biểu: "Tôi nhìn nhận Thỏa thuận ký kết ngày hôm nay là một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Đức và Việt Nam’’.

Đại sứ nói: "Chính phủ Việt Nam qua đây đã cho thấy sự nhìn nhận đúng đắn của mình về tiếng Đức là một ngoại ngữ quan trọng ở Việt Nam. Học sinh Việt Nam giờ đây sẽ có triển vọng rõ ràng hơn cho định hướng học đại học sau này ở Đức’’.

Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Ngoại giao CHLB Đức hướng tới mục tiêu đưa vào và thực hiện việc giảng dạy tiếng Đức đáp ứng được về số lượng và chất lượng tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình triển khai Sáng kiến "Trường học - Đối tác của tương lai’’ - (PASCH).

Theo đó các học sinh phổ thông Việt Nam cho đến khi tốt nghiệp tú tài sẽ được cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Đức đủ để tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc vào học đại học trực tiếp tại Đức.

Từ tháng 5/2007, Bộ G&ĐT và Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã thí điểm đưa tiếng Đức vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác ký kết ngày hôm nay khép lại dự án thí điểm nói trên và bước sang một giai đoạn mới : Học sinh Việt Nam giờ có thể lựa chọn tiếng Đức để học ở trường như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai bên cạnh các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Trung.

Trong khuôn khổ sáng kiến PASCH, tính đến thời điểm hiện tại có trên 1400 học sinh phổ thông tạu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng đang học tiếng Đức như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai.

Sáng kiến ’’Trường học-Đối tác của Tương lai’’ (PASCH) của Bộ Ngoại giao Đức liên kết 1500 trường phổ thông chú trọng dạy tiếng Đức trên toàn thế giới. Đây là một sáng kiến do Bộ Ngoại giao Đức khởi xướng thực hiện với sự hợp tác của Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA), Viện Goethe (GI), Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Cơ quan Trao đổi Sư phạm Đức thuộc Hội nghị các bộ trưởng Văn hóa (PAD).

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.