TPO - Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã họp, nhận định: Thời cơ chiến lược lớn đã tới. Trong suốt 20 năm chống Mỹ, cứu nước chưa bao giờ thuận lợi như lúc này; do đó, cần “Nắm vững thời cơ chiến lược mới, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không dự kiến kịp và không kịp trở tay”.
-
icon
14/4/1975
-
icon
13/4/1975
-
icon
15/4/1975
ĐÁP ÁN B: Ngày 14/4/1975, thể theo lời đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch Sài Gòn – Gia Định và nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong bức điện số 37 TK, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN A: Chiến dịch Hồ Chí Minh do Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh, ông Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chính ủy; các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Trung tướng Lê Đức Anh; Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.
-
icon
5 quân đoàn
-
icon
6 quân đoàn
-
icon
7 quân đoàn
ĐÁP ÁN A: Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm 5 quân đoàn, với trên dưới 15 sư đoàn. Phân phối lực lượng của chiến dịch gồm Quân đoàn 1 tiến công từ hướng Bắc, Quân đoàn 2 đánh từ hướng Đông Nam, Quân đoàn 3 từ hướng Tây Bắc và Quân đoàn 4 từ hướng Đông Bắc. Riêng hướng Tây - Tây Nam, hướng Đồng bằng Sông Cửu Long, Bộ Chỉ huy miền xác định là hướng khó nhất vì phải băng qua rất nhiều cánh đồng sình lầy, chỉ có quốc lộ 4 là con đường giao thông huyết mạch.
-
icon
5 hướng
-
icon
4 hướng
-
icon
6 hướng
ĐÁP ÁN B: Ngày 9/4/1975, quân chủ lực bắt đầu cuộc chiến đấu tạo thế ở Đông Bắc - Tây Nam Sài Gòn và đánh địch ở toàn miền Đông Nam Bộ, đồng thời huy động lực lượng gồm 4 quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn với đầy đủ binh khí, kỹ thuật, hình thành 5 cánh quân theo 5 hướng bao vây Sài Gòn, đợi lệnh đồng loạt tấn công.
-
icon
Ngày 26/4/1975
-
icon
Ngày 24/4/1975
-
icon
Ngày 25/4/1975
ĐÁP ÁN C: Ngày 26/4/1975, cuộc Tổng tấn công quy mô lớn vào thành phố Sài Gòn bắt đầu. Quân ta đồng loạt nổ súng tiến công mãnh liệt trên toàn mặt trận. Năm cánh quân lớn hiệp đồng với các lực lượng vũ trang địa phương và được sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân nổi dậy nhất loạt tiền công với sức mạnh vũ bão.
-
icon
390
-
icon
843
-
icon
340
ĐÁP ÁN A: Trưa ngày 30/4/1975, dẫn đầu đội hình xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 và Type 59 mang số hiệu 390. Tuy là xe đầu tiên tiến vào khu vực cổng chính của Dinh Độc Lập nhưng xe tăng 843 lại bị kẹt ở cổng phụ và không thể di chuyển tiếp, ngay lập tức chiếc xe tăng 390 đã nhanh chóng tiến vào húc tung cổng chính của dinh. Điều này dẫn đến việc khó xác minh được chiếc xe tăng nào đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập đầu tiên vào 30/4/1975, và mãi đến sau nhờ bức ảnh tư liệu quý giá của nữ nhà báo Francoise Demulder (Pháp) công bố vào năm 1995, thì chiến công của chiếc xe tăng 390 (do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy) mới được công nhận.
-
icon
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975
-
icon
11 giờ 20 phút ngày 30/4/1975
-
icon
11 giờ 40 phút ngày 30/4/1975
ĐÁP ÁN B: 10 giờ ngày 30/4/1975, trung đoàn 66 bộ binh, cùng với xe tăng của lữ đoàn 203 thuộc Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến công thọc sâu, đập tan toàn bộ lực lượng phòng ngự của quân ngụy vượt qua sông Sài Gòn. 10 giờ 45 phút cùng ngày, quân ta chiếm Dinh Độc Lập (Phủ Tổng thống ngụy) giữa lúc ngụy quyền Sài Gòn đang họp các Tổng trưởng để ra mắt “tân nội các”. Đúng 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện.
-
icon
Bùi Quang Thận
-
icon
Phạm Xuân Thệ
-
icon
Vũ Đặng Toàn
ĐÁP ÁN A: Đại tá Bùi Quang Thận (1948-2012), quê ở Thái Thụy, Thái Bình là người đầu tiên cắm lá cờ lên dinh Độc Lập vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975. Thời điểm đó, ông là đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 - đơn vị đảm nhiệm tấn công Dinh Độc Lập.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Theo Tổng hợp