Nhiều quân chủng được huy động và đề xuất các phương án giải cứu, mỗi phương án đều được lên kế hoạch đến từng chi tiết.
Trong khi đó, đội giải cứu cũng được thành lập, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ. Trong ảnh, một đội lính dù tham gia giải cứu chuẩn bị cho một nhiệm vụ mô phỏng. Ảnh: USAF.
Trong trường hợp không biết chính xác vị trí phi công gặp nạn, một đội máy bay trinh sát sẽ được triển khai để tìm kiếm, thường là bay đến khu vực và sử dụng các thiết bị cảm biến đề rà soát các dấu hiệu. Ảnh: USAF.
Nếu máy bay trinh sát không thể hoạt động vì yếu tố thời tiết, hoạt động của địch và các yếu tố khác, bộ binh được triển khai trên thực địa để tìm kiếm. Ảnh: USMC.
Đội cứu hộ tiếp cận khu vực tìm kiếm bằng nhiều cách, kể cả nhảy dù. Ảnh: USAF.
Sử dụng trực thăng thả quân cứu hộ là phương án phổ biến nhất. Trong ảnh, các quân nhân trong đội giải cứu đang đu dây tiếp đất. Ảnh: US Air National Guard.
Gần đây, trực thăng lai V-22 Osprey được sử dụng ngày càng nhiều trong sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn nhờ ưu thế tốc độ nhanh và dễ hạ cánh trong các không gian chật hẹp. Trong ảnh, một lính Mỹ cảnh giới khi trực thăng V-22 Osprey hạ cánh. Ảnh: USMC.
Khi phát hiện đội cứu hộ ở gần, phi công gặp nạn sẽ ra hiệu bằng cách sử dụng các phương thức liên lạc theo hiệp đồng trước đó. Trong ảnh, một quân nhân bị thương sử dụng đèn hiệu chemlight để ra hiệu cho các lính thủy quân lục chiến đang hạ cánh trong bụi mờ. Ảnh: USMC.
Đội cứu hộ triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh và cảnh giới địch trong quá trình giải cứu.
Đội ngũ quân y tham gia sứ mệnh giải cứu sẽ chẩn đoán thương tích và sơ cứu khẩn cấp cho các phi công gặp nạn. Ảnh: USMC.
Sau đó, các thành viên nhanh chóng lên máy bay để di tản trước khi địch xuất hiện. Ảnh: USAF.
Khi phi công gặp nạn ở những khu vực trực thăng không thể hạ cánh, đội cứu hộ sẽ mang theo tời và các trang bị khác để sơ tán. Ảnh: USAF.
Trực thăng quay trở về căn cứ để quân nhân gặp nạn được chữa trị và quay lại đơn vị hoặc được đưa về nước để chữa trị thêm. Ảnh : US Air National Guard.