Hà Nội:

Chiếm dụng vỉa hè kiểu 'ông lớn'

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trên tuyến đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều đoạn vỉa hè bị khoét thành làn đường dẫn ưu tiên cho ô tô tiếp cận sát chân các toà nhà chung cư và văn phòng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới không gian dành cho người đi bộ.
Chiếm dụng vỉa hè kiểu 'ông lớn' ảnh 1
Một đoạn vỉa hè đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) bị khoét làm đường dẫn hướng riêng cho ô tô tiếp cận chân các toà nhà. Ảnh: Trường Phong

Đang trong giai đoạn cao điểm xử lý vi phạm trật tự đô thị, nhưng theo khảo sát của phóng viên Tiền Phong, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn xảy ra nhiều vi phạm lớn về lòng đường, vỉa hè. Tuyến đường Bưởi (quận Ba Đình), hàng loạt ô tô dừng đỗ hai bên đường. Vỉa hè vẫn còn xe máy, biển hiệu quảng cáo lộn xộn. Trên tuyến đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), tại khu vực ngã tư giao với đường Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, dù chính quyền đã đặt biển cấm, nhưng nhiều ô tô vẫn dừng, đỗ. Dọc phố Nguyễn Đình Thi ven hồ Tây, các chủ cửa hàng đã tuân thủ nghiêm vạch phân chia do chính quyền kẻ trên vỉa hè, nhưng tại nhiều vị trí, ô tô vẫn lợi dụng dừng đỗ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Trên tuyến đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, nhiều đoạn vỉa hè vẫn bị công khai chiếm dụng kinh doanh.

Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, trên tuyến đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), nhiều đoạn, tuyến vỉa hè bị cắt, xẻ tạo thành làn đường riêng dẫn hướng cho ô tô dừng, đỗ sát cửa các toà nhà như tại số 21, 23, 31 Lê Văn Lương. Nhiều vị trí, làn đường riêng này chiếm gần hết vỉa hè, phần còn lại để kín xe máy, buộc người đi bộ phải đi chung làn đường ô tô hoặc bị đẩy xuống lòng đường. Nhiều đoạn vỉa hè bị chia cắt, chênh độ cao với nền đường, bày các chướng ngại vật, chiếm dụng không gian dành cho người đi bộ… Ghi nhận của phóng viên cũng cho thấy, tình trạng khoét, xẻ, lợi dụng vỉa hè làm đường dẫn riêng cho ô tô lên xuống cũng diễn ra ở nhiều tuyến phố khác, chủ yếu trước các tòa cao ốc, nhà hàng, khách sạn...

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, sau thời gian ra quân, xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng chiếm dụng hè phố, lòng đường vào giờ cao điểm vẫn còn tồn tại với các hành vi phổ biến như dừng, đỗ phương tiện trên hè phố, dưới lòng đường không đúng quy định; chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh...

Chiếm dụng vỉa hè kiểu 'ông lớn' ảnh 2
Một đoạn vỉa hè đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) bị khoét làm đường dẫn hướng riêng cho ô tô tiếp cận chân các toà nhà. Ảnh: Trường Phong

Vỉa hè chức năng “hỗn hợp”?

Sau khi báo Tiền Phong (tienphong.vn) phản ánh về hiện tượng “khoét” vỉa hè, tạo làn đường riêng dẫn hướng cho ô tô trên tuyến đường Lê Văn Lương, lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân đã giao đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận phản hồi với phóng viên báo Tiền Phong. Vị này cho rằng, tất cả các dự án cao tầng đều có tổng mặt bằng được Sở QH&KT thành phố chấp thuận, trong đó có đường vào và đường ra cho ô tô.

Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch đó, các đơn vị thực hiện dự án liên hệ với Sở GTVT để được cấp phép đấu nối. “Cụ thể về kích thước, chiều rộng, chiều dài nằm trong sự chấp thuận của sở GTVT”, vị này nói và cho biết, các dự án ở đường Lê Văn Lương thực hiện trong giai đoạn trước, thời điểm Sở GTVT còn cấp giấy phép về đào hè, đường trên địa bàn. Theo vị này, vỉa hè ở Lê Văn Lương có chức năng “hỗn hợp, chứ không phải dành riêng cho ô tô, cũng không phải dành riêng cho người đi bộ”.

Khi phóng viên hỏi liệu có nhầm lẫn giữa đường ra vào của các toà nhà với đường dẫn dành cho ô tô trên vỉa hè đường Lê Văn Lương, vị này nói rằng, hầu hết các dự án ở Lê Văn Lương đều có các đường tiếp cận toà nhà cho ô tô, đều có thoả thuận đấu nối với Sở GTVT theo các quy định. Vị này khẳng định, vỉa hè không phải 100% dành cho người đi bộ. Ô tô vẫn phải có đường dẫn để vào các toà nhà. “Các toà nhà đều phải có điểm tiếp cận, cả cho người đi bộ và cả cho các phương tiện cơ giới, chứ không phải vỉa hè là 100% dành cho người đi bộ”, vị này nói. Đồng thời cho rằng nên gọi việc khoét vỉa hè tạo làn đường riêng cho ô tô là chuyện bình thường, ở nhiều nơi đều có.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, khẳng định, vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, đồng thời là nơi trung chuyển giữa lòng đường giao thông và các công trình công cộng, nhà dân…

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, khẳng định, vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, đồng thời là nơi trung chuyển giữa lòng đường giao thông và các công trình công cộng, nhà dân… Về vấn đề thiết kế đường ra vào toà nhà, công trình bên đường, ông Nghiêm cho rằng, với các công trình công cộng quy mô lớn, họ có thể xin phép và được cấp phép tổ chức các tuyến đường giao thông, nhưng phải phục vụ mục đích công cộng. Một số toà nhà chung cư, tổ hợp văn phòng… chỉ được hạ thấp độ cao vỉa hè, chứ không được phép xén, khoét vỉa hè làm đường riêng, bởi phải tôn trọng nguyên tắc giao thông, có giới hạn, mục đích, mục tiêu cụ thể; không phải muốn làm gì thì làm. Theo ông Nghiêm, nguyên tắc nhất định phải tuân thủ là đảm bảo an toàn cho người đi bộ trên vỉa hè.

MỚI - NÓNG