TPO - “Lớp cán bộ sản sinh ra từ “chạy chức, chạy quyền” thì họ coi đó là bỏ vốn đầu tư kinh doanh trên chức vụ, quyền hành nhận được. Bởi vậy, khi có chức, có quyền, họ sẽ tìm mọi cách “tận thu” từ mọi nguồn có thể để hoàn vốn”, TS. Nguyễn Minh Phong nói.
TPO - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu cần quán triệt đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu...
TPO - Theo Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính, có những người được giao quyền lực đã lạm quyền, lộng quyền trong việc sử dụng quyền lực, mà chúng ta chưa có cơ chế kiểm soát. Dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về Kiểm soát quyền lực và Chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ đã nhận diện 19 hành vi chạy chức, chạy quyền.
TP - Dù đã có nhiều giải pháp nhưng tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển”... những năm qua vẫn được đánh giá là còn phức tạp. Việc trọng dụng nhân tài luôn được nói đến nhưng thực tế có nơi, có chỗ “người tài” vẫn bị lu mờ để nhường chỗ cho các “phi vụ” “bổ nhiệm siêu tốc”, “bổ nhiệm thần tốc”, “bổ nhiệm người nhà, người thân”…
TP - Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Vụ Các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương) - Ban Tổ chức T.Ư cho rằng, nếu Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược được thông qua thì đây sẽ là quy định đồng bộ nhất về công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực...
TPO - 4 anh em “cột chèo” tại vùng núi A Lưới đều nắm giữ các vị trí quan trọng của huyện thời gian gần đây. Dư luận hiện nghi ngại về sự ưu ái, nâng đỡ chức vụ và “khó xử” trong chỉ đạo, điều hành công tác của 4 anh em này.