Theo đó, báo cáo của Bộ chỉ huy BĐBP và Ban Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Bình vào cuối giờ chiều ngày 13/9 cho hay: tàu HD 1597 (chủ tàu Lê Văn Bính quê Hải Dương, có 4 lao động) bị mắc cạn và chìm vào lúc 11h cùng ngày khi đang thi công nạo vét cửa Gianh.
Đến 12h ngày 13/9, tàu CBCS của Hải đội 2 đã tiếp cận và cứu hộ được 4 thuyền viên của con tàu kể trên, và đang trên đường đưa họ vào bờ, còn tàu HD 1597 đã chìm hoàn toàn.
Trong khi đó, tàu QB 92780 TS (chủ tàu Lê Văn Chung, ở Đức Trạch, Bố Trạch) bị mắc cạn ở bờ nam Nhật Lệ vào lúc 9h ngày 13/9. Các thuyền viên của tàu này đã vào bờ an toàn. Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng đã huy động 5 tàu cá đến cứu họ nhưng do thời tiết xấu nên chưa khắc phục được.
Báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Định cho hay, tàu BĐ 91052 TS (của ông Phạm Thanh Trưởng, trú P. Đống Đa, Quy Nhơn) lúc 11h ngày 13/9 bị hỏng máy thả trôi tại vị trí 11043’ VB, 110052’ KĐ (cách Nha Trang 103 hải lý). Vào thời điểm gặp nạn, trên tàu có 13 lao động. Hiện tàu đã liên lạc được với tàu cùng tổ đội, nhưng do vùng bị nạn hiện nay có sóng, gió cấp 5 nên dự kiến đến chiều 14/9 mới tiếp cận được.
Tàu BĐ 40831 TS có 1 thuyền viên là Phạm Văn Nghĩa mất tích lúc 22h ngày 11/9. Hiện tàu BĐ 40831 TS và BĐ 94781 TS vẫn tiếp tục tìm kiếm thuyền viên này.
Đa số tàu thuyền đã được kêu gọi vào bờ trú ẩn an toàn
Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ướng, vào 10h hôm nay (14/9), vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 15,4 độ vĩ Bắc; 110,0 độ kinh Đông, cách bờ biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Trong khoảng 12h tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15km. Đến 22h ngày 14/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 10h ngày 15/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, Sóng biển cao từ 3-4m. Biển động mạnh. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Từ ngày 14-16/9, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Từ ngày 15-18/9 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Trên các sông từ Thanh Hóa đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Mực nước trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định có khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng tại các tỉnh trên; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Ngoài ra, khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Sáng nay (14/9), UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp khẩn để bàn phương án phòng chống bão lũ với tinh thần khẩn trương, chủ động, giảm thiểu thấp nhất ảnh hưởng của mưa bão.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết: hiện nay, mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia đang thấp hơn báo động 1, khả năng từ báo động 1 – đến báo động 2. Các hồ thủy điện, thủy lợi đang ở mức nước chết.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hiện nay có 176 tàu gần bờ với 913 lao động đang được thông báo để khẩn trương vào bờ. 125 tàu xa bờ với 2.878 lao động, trong đó có 15 tàu với 525 lao động đang câu mực ở khu vực Trường Sa; 110 tàu với 2.353 lao động đang câu mực, lưới vây ở Hoàng Sa.
nước. Ảnh Nguyễn Thành
Bộ đội Biên phòng đã thông tin liên tục cho các tàu, hướng dẫn hướng di chuyển khỏi các khu vực nguy hiểm. Đến nay, đã có 5 tàu vào gần bờ, còn lại 105 tàu đã di chuyển đến vùng an toàn phía Nam. Bộ đội Biên phòng đang tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão để hướng dẫn các tàu cá chủ động phòng tránh. Phát lệnh cho lực lượng Hải đội 2 thường trực lực lượng, phương tiện sẳn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
Để chủ động đối phó và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra, sáng ngày 14/9, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ra công điện khẩn gửi các địa phương khẩn trương tổ chức lực lượng phương tiện để chủ động phòng tránh bão lũ.
Ông Thu yêu cầu các huyện, thị, thành phố huy động tất cả mọi lực lượng, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và các đơn vị liên quan trên địa bàn chỉ đạo thực hiện quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ các biện pháp để chủ động đối phó với tình hình bão, lũ; kiểm tra, ra soát các khu dân cư ở các vùng ven biển, ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, chủ động triển khai các phương án ứng phó để đảm bảo an toàn về người và tài sản; tổ chức triển khai ngay các biện pháp chỉ đạo nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, các trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng… đảm bảo an toàn; cắt tỉa cành, chằng, chống cây tránh ngã đổ; khẩn trương thu hoạch lúa Hè Thu; triển khai lực lượng xung kích phòng, chống lụt, bão ở địa phương giúp nhân dân chằng chống nhà cửa, di chuyển dân đến tạm trú nơi an toàn; sẵn sàng thực hiện cứu nạn, cứu hộ nhân dân khó khăn; nghiêm cấm tàu thuyền, các đò ngang, đò dọc hoạt động trên các sông suối, hồ chứa nước và các nơi ngập lũ sâu để chuyên chở người, hàng hóa; nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ; hướng dẫn các tàu, thuyền vào bờ hoặc vào khu neo đậu tàu thuyền; bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết…
Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nghiêm cấm tất cả các tàu, thuyền của tỉnh ra khơi; thường xuyên thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của bão để chủ động di chuyển vào bờ; tìm nơi trú ấn an toàn; tổ chức, sắp xếp, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu, thuyền chắc chắn, an toàn; kiểm đếm tàu thuyền còn đang hoạt động ngoài khơi, thường xuyên báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện xử lý các sự cố, theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thực hiện tốt việc thông báo, điều tiết xả lũ linh hoạt và theo đúng quy trình vận hành được phê duyệt…
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục…
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tổ chức trực ban 24/24 để chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra. Các cơ quan liên quan đảm bảo lực lượng cơ động ứng phó với bão số 3, phân luồng, phân tuyến giao thông, sẵn sàng các phương án sơ tán dân, kịp thời xử lý các sự cố về
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết: Sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục, các trường học kịp thời theo dõi tình hình mưa bão để chủ động phòng tránh mưa bão. Hiệu trưởng các trường có học sinh đi học qua sông, qua đò, cần rà soát nắm danh sách, tuyệt đối không để học sinh qua sông trong điều kiện mưa to, nước sông lên, tùy tình hình mưa bão các trường có thể chủ động cho học sinh nghỉ học.