Cập nhật năng lực tàu sân bay của Trung Quốc

Cập nhật năng lực tàu sân bay của Trung Quốc
TPO - Trung Quốc muốn đảm bảo rằng hải quân của họ có thể hỗ trợ hoạt động của tàu sân bay ở quy mô lớn. Và tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh đang dẫn đầu cho xu hướng này.

Một video được truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố trên YouTube vào ngày 27 tháng 10 năm 2020 nêu bật những tiến bộ mà Hải quân Giải phóng quân Nhân dân (PLAN) đã đạt được với tàu sân bay đầu tiên được sản xuất trong nước, Type 002 Sơn Đông. Đoạn video từ đài truyền hình CCTV Trung Quốc cho thấy sau mười tháng huấn luyện, PLAN đã tiếp tục cải tiến chiến thuật và phương pháp huấn luyện.

Theo Navy Recognition, tàu sân bay Sơn Đông đã hoàn thành một loạt bài tập huấn luyện bao gồm kiểm tra khả năng chiến đấu, hoạt động hàng không hải quân, kiểm soát thiệt hại và phản ứng khẩn cấp.

 Tàu Sơn Đông, được hạ thủy vào tháng 4 năm 2017, kém hơn hầu hết các khía cạnh nếu so với các hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, nhưng nó đã được coi là bước đệm để lực lượng tàu sân bay của PLAN mạnh hơn, một biểu tượng uy tín quốc gia nhưng cũng có tiềm năng là một nền tảng cho các nhiệm vụ viễn chinh.

Quan trọng hơn, không giống như Type 001 Liêu Ninh, về cơ bản là một tàu sân bay được đóng lại từ thân vỏ của Variag, tàu tuần dương chở máy bay chưa hoàn thiện của Liên Xô, Sơn Đông được chế tạo hoàn toàn tại Trung Quốc.

 Tuy nhiên, sự thật là tàu sân bay vẫn dựa trên bản thiết kế của tàu Varyag mà Bắc Kinh có được, điều này đã cho phép các kiến trúc sư hải quân Trung Quốc học được nhiều thứ trong việc đóng tàu sân bay. Con tàu có nhiều yếu tố giống thiết kế của Liên Xô nhưng Trung Quốc đã điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của họ.

 Tàu vẫn giữ lại thiết kế dốc nhảy cầu để máy bay cất cánh, điều này đã hạn chế số loại máy bay có thể hoạt động trên tàu sân bay.

 Sơn Đông dài khoảng 315 mét và có lượng choán nước 55 tấn. Nó có thể chở tổng cộng 44 máy bay, bao gồm 24 máy bay chiến đấu J-15, 3 máy bay chiến đấu tác chiến điện tử J-15D EW, 6 máy bay trực thăng tác chiến chống ngầm Z-18F (ASW), 4 máy bay trực thăng cảnh báo sớm và kiểm soát Z-18Y, hai trực thăng vận tải Z-18A VIP, một trực thăng y tế Z-8JH và hai trực thăng Z-9S.

 Mặc dù PLAN chưa chính thức công bố số lượng thủy thủ đoàn, nhưng được cho là khoảng từ 2.500 đến 2.625 thủy thủ - cộng với người của phi đội không quân. Không giống như các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, tàu Sơn Đông sử dụng hệ thống phóng và thu hồi "cất cánh ngắn nhưng có móc hãm đà" (STOBAR) đơn giản hơn.

 Tàu được cung cấp năng lượng bởi tuabin hơi nước thông thường với máy phát điện diesel để tạo lực đẩy. Tốc độ tối đa là 31 hải lý /giờ.

 Theo Navy Recognition, tàu được trang bị 3 hệ thống vũ khí tầm gần Type 1130 CIWS, một khẩu pháo Gatling 30 mm bảy nòng có tầm bắn 3 km,  3 tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 do Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc thiết kế. Mỗi tên lửa HQ-10 có chiều dài khoảng 2 m và chiều rộng khoảng 0,12 m. Tên lửa có tầm bắn 9 km đối với các mục tiêu cận âm và 6 km đối với các mục tiêu siêu âm, có thể bay thấp tới 1,5 mét.

 Đầu năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, PLAN có thể vận hành hai tàu sân bay cùng lúc trong các nhiệm vụ huấn luyện, trong nỗ lực cải tiến chiến thuật tấn công của mình. Đây là một bước tiến quan trọng đối với PLAN vì họ có thể tung ra tàu sân bay thứ ba và được cho là lớn hơn nhiều và công nghệ cao hơn nhiều vào cuối năm nay.

 Tàu sân bay thứ ba này, được xác định là tàu sân bay Type 002, được cho là có lượng choán nước 80.000 tấn, lớn hơn đáng kể so với trọng lượng 60.000 tấn của hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

 Chính nỗ lực mới nhất từ các hoạt động hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc cũng làm nổi bật năng lực đóng tàu Bắc Kinh. Dự kiến, tàu sân bay mới nhất không chỉ lớn hơn mà còn có khả năng hoạt động với các máy phóng điện từ, tương tự tàu sân bay lớp Ford của Hải quân Mỹ.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.