Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2013

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2013
TPO - Việc cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) sẽ được hoàn thành trong năm 2013.

> Sẽ làm rõ hơn quyền người sử dụng đất

> 4 huyện chưa có bản đồ địa chính

Ngày 4/4, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận).

 
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2013 ảnh 1

Chỉ thị nêu rõ, kết quả cấp GCN trong năm qua của cả nước đã tăng nhanh, nhiều mô hình cơ sở dữ liệu đất đai đã được xây dựng và có hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc cấp GCN lần đầu vẫn còn chậm; số lượng tồn đọng cần cấp GCN còn nhiều.

Lượng GCN đã ký chưa trao cho người được cấp ở một số địa phương còn khá lớn; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở nhiều địa phương còn chậm, chưa đồng bộ; việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do UBND một số tỉnh, thành phố chưa nhận thức đúng trách nhiệm, thiếu quyết tâm, chưa thật sự tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, thiếu tích cực; một số quy định của pháp luật liên quan đến cấp GCN chưa phù hợp thực tế, chưa khuyến khích người sử dụng đất đăng ký đất đai theo quy định...

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.