Cảnh sát cơ động được trang bị máy bay, tàu thủy

Cảnh sát cơ động được trang bị máy bay, tàu thủy
TPO - Sáng nay (23/12), tại Phiên họp thứ 23 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh cảnh sát cơ động. Theo đó, lực lượng này sẽ được trang bị tàu bay, tàu thủy để hoạt động nghiệp vụ.

Cảnh sát cơ động được trang bị máy bay, tàu thủy

> CSGT 'xử' đầu trọc, xăm trổ không MBH
> Cảnh sát cơ động được nổ súng khi nào?

TPO - Sáng nay (23/12), tại Phiên họp thứ 23 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh cảnh sát cơ động. Theo đó, lực lượng này sẽ được trang bị tàu bay, tàu thủy để hoạt động nghiệp vụ.

Lực lượng Cảnh sát Cơ động
Lực lượng Cảnh sát Cơ động.

Cụ thể, tại Điều 13 Pháp lệnh quy định về trang bị của Cảnh sát cơ động nêu rõ: “Cảnh sát cơ động được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại”. Cũng theo pháp lệnh, Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Trước đó, tại báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý Pháp lệnh, Ủy ban Quốc p;hòng và an ninh của Quốc hội cho biết, nhiều ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Pháp lệnh và đề nghị thể hiện rõ chính sách ưu tiên trang bị cho Cảnh sát cơ động để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

“Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi khi trang bị tàu bay, tàu thủy cho Cảnh sát cơ động. Một số ý kiến đề nghị trang bị tàu bay, tàu thủy cho Bộ Công an, còn việc quản lý, sử dụng thì do Bộ trưởng phân công hoặc giao Cảnh sát cơ động thực hiện. Một số ý kiến khác không tán thành trang bị máy bay cho lực lượng Cảnh sát cơ động và đề nghị phối hợp Bộ Quốc phòng khi có nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí...” – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa nêu tại báo cáo.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh lập luận, tuy hiện nay Cảnh sát cơ động chưa được trang bị máy bay, tàu thủy, nhưng để bảo đảm cho lực lượng này đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, việc hiện đại hóa các loại phương tiện, trang bị kỹ thuật, trong đó có trang bị tàu bay, tàu thủy cho Cảnh sát cơ động là cần thiết.

“Còn việc quản lý các loại phương tiện này phục vụ cho hoạt động của Bộ Công an nói chung và bảo đảm tính cơ động tác chiến của Cảnh sát cơ động nói riêng do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đã phối hợp chỉnh lý Điều này như thể hiện tại Điều 13 dự thảo Pháp lệnh trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua” – Ông Khoa cho hay.

Lực lượng đặc thù

Cũng theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh, Cảnh sát cơ động là lực lượng thường trực tác chiến của Công an nhân dân, hoạt động mang tính đặc thù, vất vả, nguy hiểm, đóng quân tập trung, cuộc sống có nhiều khó khăn hơn các lực lượng khác trong Công an nhân dân, vì vậy cần có các chế độ, chính sách ưu đãi tương xứng (tương tự như lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội biên phòng, Đặc công, Phòng không - không quân... trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh vệ, Cảnh sát phòng, chống ma túy... trong Công an nhân dân).

Chế độ, chính sách ưu đãi đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và chế độ, chính sách đối với những người tham gia phối hợp với Cảnh sát cơ động, nhất là những trường hợp được huy động còn chưa được quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành là cần thiết.

Nguyễn Tuấn

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.