Cảnh báo dòng tiền trái phép qua biên giới

Nhà bà Phượng kín cổng nhiều ngày nay
Nhà bà Phượng kín cổng nhiều ngày nay
TP - Vụ viêc bà Phượng, một đại lý đổi tiền, chuyển tiền lớn ở xứ Lạng trốn chạy đang đặt ra vấn đề về công tác quản lý dòng tiền qua biên giới, mà lâu nay các ngành chức năng khó quản.

> Vụ vỡ nợ trăm tỷ mới: Tiền tỷ trao đổi qua 'báo sổ'
> Hé lộ nhiều người liên quan vụ vỡ nợ trăm tỷ

Nhà bà Phượng kín cổng nhiều ngày nay
Nhà bà Phượng kín cổng nhiều ngày nay.

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, hiện có khoảng 170 cá nhân kinh doanh thu đổi ngoại tệ trên địa bàn. Các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện 36 trường hợp làm ăn lén lút, không có giấy tờ hành nghề.

Lạng Sơn có nhiều cửa khẩu giao thương với Trung Quốc, có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn. Cư dân biên giới thường xuyên qua lại mua bán, thanh toán bằng tiền Nhân dân tệ (Trung Quốc) hoặc tiền Việt Nam đồng. Vậy nên, nghề đổi tiền ở Lạng Sơn ngày càng phát triển, kèm theo đó là nhiều nguy cơ, hệ lụy. Không ít lần tỉnh Lạng Sơn họp bàn quản lý “chợ tiền”, song hiệu quả không như mong muốn.

Thời gian qua, lực lượng chức năng Lạng Sơn đã xử phạt 8 đối tượng vận chuyển trái phép hơn 600.000 Nhân dân tệ và 100 triệu VNĐ qua biên giới.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nông Văn Thới, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn nhận định, nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ ở địa phương rất lớn. Việc mua bán hàng hoá qua đường tiểu ngạch thường không có chứng từ, hợp đồng, buộc tiểu thương phải tìm đến các đại lý đổi tiền. Các đại lý sẵn sàng phục vụ 24/24 giờ, nhiều hộ không có giấy tờ hành nghề, trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Ông Phùng Quang Hội (cán bộ Hải quan Lạng Sơn) cũng cho rằng, lượng hàng xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch thường là không có hợp đồng, tư thương 2 bên thanh toán tiền trao tay, không qua ngân hàng. Vì thế, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được lượng ngoại tệ chảy qua biên giới.

Trở lại vụ bà Vũ Thị Bích Phượng (ở đường Bắc Sơn, TP Lạng Sơn) bỏ trốn để lại món nợ trên trăm tỷ, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho biết, bà này không có giao dịch tín dụng, nhất là các khoản nợ vay. Công an tỉnh Lạng Sơn cũng xác nhận, những người có liên quan đến vụ vỡ nợ này có số dư trên tài khoản ngân hàng không đáng kể. Họ cũng không có những khoản vay lớn với các ngân hàng trên địa bàn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG