Căng thẳng với phương Tây, Nga sẽ điều chỉnh Học thuyết Hạt nhân?

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars của Nga. Ảnh: Ria
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars của Nga. Ảnh: Ria
Ngày 21/11, một nhóm nghị sĩ Nga đã yêu cầu Điện Kremlin xem xét điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng.

Báo The Newsweek và hãng thông tấn AP đưa tin một số thành viên Hồi đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này, theo hướng trao cho Điện Kremlin nhiều quyền hạn hơn trong việc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.

Phát biểu tại một cuộc điều trần do Ủy ban Quốc phòng Thượng viện tổ chức, các thượng nghị sĩ Nga đã đề nghị Hội đồng An ninh của Tổng thống Vladimir Putin soạn thảo một phiên bản mới của Học thuyết Hạt nhân Nga. Nhóm nghị sĩ Nga khẳng định cập nhật học thuyết hạt nhân vào thời điểm này là điều cần thiết vì nguy cơ ngày càng lớn của việc các cuộc xung đột khu vực bùng phát thành một cuộc chiến tranh toàn diện có sử dụng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.

Theo nguồn tin này, học thuyết mới nên cho phép Moskva sử dụng các vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga hoặc đồng minh của Nga, cũng như để đáp lại một hành động gây hấn sử dụng vũ khí thông thường, như vũ khí siêu thanh và vũ khí phi hạt nhân chiến thuật, có nguy cơ đe dọa tới “sự tồn vong của nước Nga với tư cách một quốc gia có chủ quyền”.

Hãng Ria Novosti dẫn lời Thượng nghị sĩ Nga Franz Klintsevich cho hay đề xuất điều chỉnh học thuyết hạt nhân nói trên đã tính tới bối cảnh các lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang được triển khai ngày càng gần biên giới Nga. Theo ông Franz Klintsevich, tất cả những động thái đó đều nhằm đe dọa nước này.

Đề nghị của các thượng nghị sĩ Nga được cho là kết quả của một cuộc thảo luận bàn tròn với giới chức Bộ Quốc phòng, Tham mưu trưởng và Hội đồng An ninh của nước này.

Theo học thuyết hạt nhân hiện nay của Nga, được thông qua tháng 12/2014, nước này “sẽ có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động sử dụng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm chống lại Nga hoặc đồng minh của Nga”. 

Đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã chủ trì một cuộc họp an ninh với các quan chức quân sự câp cao để thảo luận về phương thức đáp trả hành động Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã được Washington lên kế hoạch.

Tại cuộc họp, Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Chúng ta chắc chắn sẽ có đòn đáp trả trước quyết định rút khỏi hiệp ước INF của Mỹ. Hôm nay, tôi đề xuất thảo luận các biện pháp liên quan đến việc Mỹ rút khỏi INF. Tôi nhấn mạnh một lần nữa chúng ta sẵn sàng đối thoại với các đối tác Mỹ về vấn đề then chốt này và hy vọng họ sẽ xem xét vấn đề này một cách có trách nhiệm”.

Hồi tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này dự định rời khỏi Hiệp ước INF, cáo buộc Nga vi phạm nhiều lần các thỏa thuận. Trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Trump, Điện Kremlin bác bỏ các cáo buộc và cảnh báo Nga sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh nếu Washington chấm dứt hiệp ước.

INF là hiệp ước Mỹ và Liên Xô ký tháng 12/1987, trong đó quy định hai nước được sở hữu, sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Tháng 2/2018, Lầu Năm Góc cũng đã điều chỉnh học thuyết hạt nhân của Mỹ với việc ban hành bản Đánh giá Tình hình Hạt nhân, trong đó tập trung vào điều Washington coi là các mối đe dọa nghiêm trọng từ Nga và Trung Quốc.

Một trong những điểm chính thay đổi trong chính sách của Mỹ về lực lượng hạt nhân là sự mở rộng các tình huống cần cân nhắc một vụ tấn công hạt nhân. Theo như Bản đánh giá mới, một vụ tấn công truyền thống thảm sát hàng loạt hoặc nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng rất có thể sẽ phải nhận được đòn trả đũa hạt nhân từ Mỹ.

Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng muốn phát triển các loại đầu đạn hạt nhân mới. Một đầu đạn sẽ được lắp đặt trong tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngâm Trident D5 (SLBM) và mang trong mình đặc điểm phân tách hạt nhân giống trong vũ khí nhiệt hạch. Một đầu đạn khác phục vụ cho tên lửa hành trình hạt nhân được phóng trên biển.

Mục đích cuối cùng cho động thái phát triển các loại vũ khí của Mỹ là nếu Nga tham gia vào một cuộc xung đột với các thành viên NATO tại châu Âu, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và hi vọng Mỹ do dự triển khai các loại vũ khí hạt nhân có sức mạnh hơn để đáp trả, từ đó tránh leo thang căng thẳng.

Theo Theo Báo Tin tức
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.