Cần xem xét hành vi giết người trong vụ lái xe Audi tông chết 3 người

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Luật sư cho rằng cần xem xét hành vi "giết người" trong vụ Nguyễn Đức Thịnh (SN 1987, cán bộ thuộc Sở GTVT Bắc Giang) điều khiển xe Audi trong tình trạng quá chén, tông chết 3 người đi xe máy trên đường. 
Cần xem xét hành vi giết người trong vụ lái xe Audi tông chết 3 người ảnh 1

Chiếc xe ô tô Audi hư hỏng nặng sau vụ tai nạn.

Liên quan đến vụ án trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi sử dụng rượu bia nói riêng và chất kích thích nói chung khi điều khiển ô tô gây hậu quả nghiêm trọng cần phải tăng chế tài mới đủ sức răn đe, phòng ngừa ngay từ ban đầu chứ không để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý.

"Thời gian qua xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng chủ yếu là do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của còn kém, coi thường tính mạng bản thân và người khác, trong đó có nguyên nhân do người lái xe sử dụng rượu bia, ma túy hay chất kích thích khác gây ra gây phẫn nộ trong dư luận xã hội, đòi hỏi phải có chế tài xử lý nghiêm minh mới có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm" - luật sư Thơm nói.

Luật sư Thơm cho biết, theo quy định hiện hành, việc xử lý lái xe ô tô sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích khác gây hậu quả nghiêm trọng được xếp vào nhóm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông với lỗi vô ý (Điều 260 Bộ luật Hình sự). Do đó, hình phạt cao nhất của nhóm tội phạm này cao nhất không quá 15 năm nên chế tài xử lý hình sự này chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.

"Loại tội phạm này đang có xu hướng gia tăng gây lo lắng và bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông. Cùng với đó, việc sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ là hành vi coi thường pháp luật, bất chấp tính mạng, tài sản của người khác" - luật sư Thơm nêu quan điểm.

Theo luật sư Thơm, pháp luật buộc công dân phải nhận thức được khi đưa vào cơ thể mình rượu bia hay chất kích thích mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông là hành vi nguy hiểm cho xã hội, dẫn tới mất kiểm soát khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả.

Trong trường hợp này, lỗi của người vi phạm thuộc lỗi cố ý gián tiếp theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, hậu quả xảy ra đến đâu thì người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm đến đó.

Cụ thể, nếu gây chết người sẽ phải chịu trách nhiệm về tội "Giết người" theo Điều 123 Bộ luật hình sự hoặc hậu quả gây thương tích từ 11% trở lên thì phải chịu trách nhiệm về tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 134 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, tối 2/6, Nguyễn Đức Thịnh cán bộ Ban quản lý Bảo trì đường bộ (Sở Giao thông vận tải Bắc Giang) đi ăn uống và có sử dụng rượu bia. Đêm cùng ngày, Thịnh lái ô tô Audi đến ngã tư Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) đâm trúng xe máy. Hậu quả, 3 người trên xe máy tử vong.

Kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của Nguyễn Đức Thịnh là 0,604 mg/lít.

Công an TP Bắc Giang ra quyết định khởi tố vụ án, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Thịnh điều tra về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.