Cẩn trọng khi dùng trứng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá giúp con người tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng trứng cũng có những “tác dụng ngược” đáng ngại đến sức khỏe người dùng.

Nhiều công dụng khi ăn trứng 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một quả trứng trung bình có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng, vitamin A,D, K, B2, B6… Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các axit amin tốt nhất và toàn diện nhất, còn trong lòng trắng trứng có nguồn dưỡng chất tuyệt vời bao gồm protein, mỡ, vitamin và khoáng chất. Nên ăn trứng hợp lý sẽ tốt cho cơ thể và ngăn ngừa được nhiều bệnh như:

Ngăn ngừa ung thư vú: Trong thành phần dinh dưỡng của trứng có chứa chất choline có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đối với 3.000 phụ nữ cho thấy, chất choline trong trứng giúp làm giảm tới 24% bệnh ung thư vú. Một quả trứng/ngày hoặc sáu quả trứng/tuần sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh ung thư vú xuống một nửa.

Tốt cho phụ nữ mang thai: Những người sắp làm mẹ nên ăn nhiều trứng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé nhưng không tăng hàm lượng cholesterol. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì, ăn trứng thường xuyên không làm tăng hàm lượng cholesterol, giúp tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Lượng calci dồi dào trong trứng gà và các vitamin giúp cho việc phát triển khung xương của thai nhi.

Mỗi 100g trứng gà có chứa 10,8g protein, có lợi cho sự phát triển não của thai nhi, ngoài ra nó còn khiến cho sữa mẹ sau khi sinh nhiều dinh dưỡng hơn. Mỗi 100g trứng gà có chứa 680g cholesterol, nó chính là thành phần quan trọng tạo nên dây thần kinh não và có thể chuyển hóa thành vitamin D, vitamin A, vitamin B…

Ăn trứng gà hợp lý khiến cho trẻ sau khi sinh thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều trứng sẽ gây áp lực cho dạ dày và thận, chỉ nên ăn tối đa 3 quả/ ngày và ăn khi trứng đã chín.

Cẩn trọng khi dùng trứng ảnh 1

Ngừa bệnh tim mạch: Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alberta (Canada) vừa phát hiện, trứng còn chứa lượng antioxidant với mức độ cao, có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, khi trứng được chiên hoặc luộc, lượng antioxydant sẽ bị giảm đi một nửa, và ít hơn một nửa nữa nếu trứng được luộc trong lò vi sóng.

Chống lại quá trình lão hóa: Protein, phospho, vitamin B, B12, A, D… có trong trứng giúp tái tạo chức năng của các tế bào gan, nâng cao lượng protein ở huyết tương, tăng cường khả năng trao đổi chất carotenoid và khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại quá trình lão hóa. Đồng thời, trứng còn chứa lượng antioxydant giúp chống ôxy hóa.

Và tội cũng lắm

Theo chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội): Mặc dù trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách, chẳng những trứng không tác dụng mà còn gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Nhất là với những người đang có bệnh, ăn trứng tuỳ tiện rất dễ bị trúng độc thực phẩm hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn. Vì vậy, những người bị bệnh nên lưu ý:

Người sốt ăn trứng bệnh nặng hơn: Người đang cảm sốt hoặc vừa mới khỏi bệnh mà ăn trứng gà sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, bệnh càng nặng hơn. Với người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên cũng cần tránh ăn trứng sống, trứng luộc “lòng đào” chưa chín kỹ, vì trong thành phần có thể có nhiều vi khuẩn salmonella, dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Bị tiêu chảy ăn trứng nguy hiểm: Trong thành phần dinh dưỡng của trứng chứa nhiều protein, lipid… khiến cho đường ruột phải hoạt động nhiều hơn, khó hấp thu. Vì vậy, không nên cho người mắc bệnh tiêu chảy ăn vì sẽ là việc chuyển hóa bị rối loạn bệnh năng hơn.

Không phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi: Có không ít trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng, đặc biệt đối với trẻ từ sáu tháng tuổi khi bắt đầu ăn giặm. Vì vậy, chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của trẻ khi trẻ đã được hơn một tuổi.

Ngoài ra, những người có bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… cũng nên kiêng hoặc không ăn quá nhiều trứng gà vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ…

Ăn trứng sao cho khỏe?

Với phụ nữ đang mang thai ăn nhiều trứng quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả trứng/1 ngày. Không nên ăn trứng trần, bởi trứng chưa nấu chính có thể sẽ chứa vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người dùng. Chính vì thế mà phụ nữ mang thai tốt nhất là nên luộc hoặc chế biến kỹ trứng gà trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho thai nhi.

Đối với trẻ nhỏ trứng là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ em. Trứng chứa rất nhiều protein, lipid, các loại vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển của trẻ em. Mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 quả trứng sẽ đảm bảo sức khỏe tốt. Nếu ăn nhiều quá sẽ gây ra các căn bệnh về đường ruột, khó tiêu hóa.

Đối với người cao tuổi vì trứng có nhiều thành phần dinh dưỡng như: lipid, protein cao nên gây khiến người già khó hấp thu, gây đầy bụng, chướng bụng, nên mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả trứng sẽ giúp cho hệ tim mạch.

Lưu ý khi dùng trứng:

- Lòng trắng trứng sống có chứa một loại chất làm ngăn ngừa sự hấp thu biotin (vitamin H) làm ngăn ngừa sự hấp thu vitamin H (một chất cần thiết cho cơ thể nếu thiếu sẽ gây viêm lưỡi, giảm cơ bắp…). Vì vậy, nên nấu sôi trứng trong 10 phút, luộc nguyên vỏ, còn khi hấp trứng bằng cách đập bỏ vỏ thì nấu trong 5 phút.

- Trứng chiên hoặc trứng ốp la thường có tình trạng cháy vàng lòng trắng, trong khi lòng đỏ lại chưa chín hẳn, sẽ gây đầy bụng khó tiêu hóa, còn lòng đỏ nếu có bị nhiễm vi khuẩn salmonella cũng không được tiêu diệt triệt để sẽ khiến người ăn bị rối loạn tiêu hóa…

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.