Cần triệu tập ông Trương Quý Dương để gỡ “nút thắt” vụ án

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
TP - Theo luật sư, nếu không mời được ông Trương Quý Dương về nước vụ việc sẽ hết sức nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Dương là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên cần cấm xuất cảnh để giải quyết vấn đề dân sự.

Không thể “cấm” xuất cảnh

Ngày 24/5, TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục xét xử vụ án vô ý làm chết người khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (BV Hòa Bình). Nội dung vụ án cho thấy, khi hệ thống lọc nước RO số 2 dùng cho chạy thận bị hỏng, ông Trương Quý Dương - nguyên GĐ BV Hòa Bình ký hợp đồng số 315 với Cty Thiên Sơn để sửa chữa.

Cty Thiên Sơn đã không làm, ký hợp đồng số 01 trị giá hơn 70 triệu với Cty Trâm Anh, cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc vào sửa chữa hệ thống RO số 2. Ngày 28/5/2017, Quốc sơ ý làm lẫn axit vào trong hệ thống nhưng nói với bị cáo Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư BV Hòa Bình đã sửa chữa xong dù chưa kiểm tra mẫu nước. Bị cáo Sơn đã không giám sát, kiểm tra nhưng thông báo hệ thống có thể hoạt động bình thường. Ngày 29/5/2017, bị cáo Hoàng Công Lương - bác sĩ Đơn nguyên thận nhân tạo ra lệnh lọc máu, chạy thận khiến 9 người tử vong.

Tại tòa, luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc dẫn quy định của Chính phủ, nói: “Trong trường hợp có liên quan đến công tác điều tra tội phạm hoặc đang trong giai đoạn giải quyết tranh chấp về kinh tế, CQĐT, VKSND hoặc tòa án có quyền yêu cầu ngừng việc xuất cảnh”.

Theo ông Hải, tòa án đã xác định ông Trương Quý Dương là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tức có tranh chấp về dân sự nên cần cấm xuất cảnh với vị này. “Tôi cho rằng nếu không mời được ông Dương về nước thì vấn đề sẽ hết sức nghiêm trọng” - luật sư Hải nói.

Đối đáp lại, kiểm sát viên cho rằng đã xác minh làm rõ và kết luận hành vi của ông Dương chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự. “Do vậy chúng tôi không thể đề nghị CQĐT xem xét tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trương Quý Dương” - kiểm sát viên nói. Vấn đề trách nhiệm dân sự của ông Dương, đại diện VKSND dẫn quy định của Bộ luật dân sự cho thấy trước tiên trách nhiệm dân sự thuộc về pháp nhân, pháp nhân phải bồi thường trước. Sau đó, nếu phát sinh mối quan hệ giữa cá nhân- pháp nhân sẽ giải quyết trong một vụ việc khác.

Đã thanh lý hợp đồng?

Đáng chú ý, chủ tọa cho biết đã nhận được 1 video do ông Hoàng Công Tình - Phó khoa Hồi sức tích cực (HSTC), chú ruột bị cáo Hoàng Công Lương quay. Về nguồn gốc video này, ông Tình cho biết sau sự cố, bà Bùi Thị Thương Thúy - Phó phòng tài chính có nói ngay trong ngày 29/5/2017, Cty Thiên Sơn và bệnh viện đã làm các thủ tục thanh lý hợp đồng 315 và được công an thu giữ. Sau đó, nhiều người nói hợp đồng chưa được thanh lý nên ông Hoàng Đình Khiếu đã gọi điện cho bà Thúy để hỏi lại. Chính ông Khiếu đã ra hiệu ghi âm và ông Tình quay video.

Tại bàn khai báo, ông Hoàng Đình Khiếu cho biết đã xem video này trên mạng và nắm được nội dung. Ông thừa nhận có gọi điện cho bà Thúy để hỏi hợp đồng 315 đã được thanh lý hay chưa và yêu cầu ông Tình ghi âm. Tuy nhiên, ông Khiếu cho rằng đây là ghi âm đơn thuần, không phải ghi hình và ông không biết video nói trên có bị ghép hay không.

Về nội dung của cuộc điện thoại, ông Khiếu nói: “Tôi hỏi một số hợp đồng sửa chữa với đơn nguyên thận có bao nhiêu cái… số lần sửa chữa của thận nhân tạo là bao nhiêu? Tôi muốn xác minh hồ sơ ngày 28/5 đã hoàn thiện chưa để xem anh em trong khoa nói đúng, thanh lý rồi tức là đã nhận bàn giao” (từ phòng vật tư).

Tiếp đó, bà Bùi Thị Thương Thúy cho biết đã rất bất ngờ khi xem video nói trên qua mạng internet (facebook của luật sư Trần Hồng Phúc đăng ngày 23/5 - PV). Bà Thúy thừa nhận mình là người nói chuyện với ông Khiếu trong video nhưng khẳng định không nhớ bất cứ nội dung nào.   

Ngày 23/5, luật sư Trần Hồng Phúc cho biết đã thu thập được video này và muốn công bố để ông Hoàng Đình Khiếu xác nhận nhưng chủ tọa không cho phép. Bà Phúc đã đăng video lên facebook của mình và nhận định, nội dung video thể hiện hợp đồng 315 đã được thanh lý. Nếu đúng, người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án phải là Cty Thiên Sơn và người đại diện BV Hòa Bình - 2 chủ thể ký vào hợp đồng 315.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.