Cần tháo gỡ khó khăn về cấp nước sạch nông thôn ở Lai Châu

Theo Sở NN&PTNT Lai Châu, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bạn tỉnh đến hết năm 2020 ước đạt 85%.
Theo Sở NN&PTNT Lai Châu, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bạn tỉnh đến hết năm 2020 ước đạt 85%.
Đến hết năm 2020, dự kiến tỷ lệ hộ dân nông thôn toàn tỉnh Lai Châu được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 2020 ước đạt 85%. Do còn nhiều khó khăn, nên những kết quả đạt ở trên được tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững, cần được hỗ trợ khắc phục.

Sở NN&PTNT Lai Châu cho biết, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bạn tỉnh đến hết năm 2020 ước đạt 85%, trong đó tỷ lệ được sử dụng nước sạch theo QCVN 02: 2009/BYT 30,3%. Tổng số công trình cấp nước tập trung hiện có tại vùng nông thôn là 805 công trình.

 Theo Sở NN&PTNT Lai Châu, chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kế quả” giai đoạn 2016-2020 đặt mục điêu số đấu nối cấp nước toàn tỉnh là 9.400 đấu nối (với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 35.200 người); số đấu nối bền vững là 3.872 đấu nối.

Số xã đạt vệ sinh toàn xã là 25 và 116 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, 40 công trình cấp nước và vệ sinh trạm y tế được xây mới và cải tạo…

Tổng kinh phí được phân bổ cho Lai Châu theo văn kiện là trên 216,7 tỷ đồng, trong đó nguồn từ Trung ương 184 tỷ đồng, tỉnh vay lại gần 15,5 tỷ đồng, ngân sách đối ứng trên 17,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường Lai Châu, dự kiến đến hết năm 2020, số đầu nối mới hoạt động 7.000/9.400 đấu nối đạt 74,5 % so với kế hoạch. Số đấu nối nước hoạt động bền vững sau 2 năm chỉ đạt 2.400/3.872 đấu nối, đạt 62 % so với kế hoạch.

 Số xã đạt vệ sinh toàn xã là 20/25 đạt 80% so với kế hoạch. Số xã vệ sinh toàn xã được duy trì sau 2 năm là 5/13 xã, đạt 38,5% so với kế hoạch. Số kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi được phê duyệt và thực hiện 2/5 đạt 40%...

 Theo Sở NN&PTNT Lai Châu, với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Lai Châu, quá trình triển khai chương trình còn nhiều vướng mắc.

Hết năm 2020, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn tỉnh đạt 85%, tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. Số công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động kém và không hoạt động chiếm tỷ lệ cao 31,8 % (hoạt động kém 141/805 công trình và không hoạt động 115/805 công trình).

 Về quản lý sau đầu tư, đây là vấn đề lớn, khi đến nay toàn tỉnh có 805 công trình cấp nước tập trung nông thôn, nhưng toàn bộ là loại hình tự chảy, phân bổ khắp 8 huyện thành phố với quy mô nhỏ và rất nhỏ.

Mô hình quản lý 800/805 công trình quản lý theo mô hình công đồng (UBND xã, thôn bản tự quản lý khai thác) trình độ, chuyên môn của tổ quản lý rất hạn chế, đường giao thông đi lại rất khó khăn, không thu được, tiền nước, thu được rất ít.

Các công trình bị ảnh hưởng nhiều của thiên tai. Lai Châu là tỉnh nghèo nên ngân sách không có để cân đối cho việc duy tu bảo dường thường xuyên các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Cần tháo gỡ khó khăn về cấp nước sạch nông thôn ở Lai Châu ảnh 1  Việc triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Lai Châu gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện các chính sách về xã hội hóa và giá nước trong cấp nước sinh hoạt nông thôn hiện vẫn chưa thực hiện được. Bởi, tại Lai Châu hầu hết công trình cấp nước nông thôn đều có quy mô nhỏ, manh mún, đường giao thông đi lại khó khăn dẫn đến xuất đầu tư cao.

Mặt khác, đường giao thông thường xuyên bị hư hỏng do thiên tai, trong khi điều kiện kinh tế của người dân nông thôn (86,4% là đồng bào dân tộc thiểu số) còn khó khăn rất khó thu tiền nước, nên các doanh nghiệp không mặn mà tham gia đầu tư và quan lý khai thác.

Chưa kể, do cơ chế tài chính là phải ứng trước vốn, nhưng thực tế tỉnh không cân đối được nguồn để ứng trước cùng với đó Chương trình rất phức tạp cả về quy trình nên các đơn vị được giao thực hiện thận trọng khi triển khai. Thực tế, năm 2018 Lai Châu mới thực sự bước vào triển khai đồng thời cả 3 hợp phần của Chương trình và gặp nhiều vướng mắc về quy trình, thủ tục, các quy định…

 Trước những khó khăn, vướng mắc trên, Sở NN&PTNT Lai Châu kiến nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục quan tâm và có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý vận hành, duy tu, nâng cấp sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Cùng đó, Bộ NN&PTNT cần xem xét trình cấp có thẩm quyền gia hạn về chương trình mở rộng quy hoàn thành được các chỉ tiêu đã đề ra theo văn kiện.

Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục hỗ trợ hướng dẫn về công tác rà soát, đăng ký kiểm đếm bền vững; công tác quản lý vận hành sau đầu tư đối với các công trình do UBND xã quản lý, nhất là công tác ghi sổ tài chính, kiểm soát lượng nước thất thoát, công khai tài chính…

MỚI - NÓNG