Sau gần 5 năm triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh ở Hà Giang đã đạt gần 86%. Ý thức sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân được cải thiện đáng kể.
Đến hết năm 2020, dự kiến tỷ lệ hộ dân nông thôn toàn tỉnh Lai Châu được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 2020 ước đạt 85%. Do còn nhiều khó khăn, nên những kết quả đạt ở trên được tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững, cần được hỗ trợ khắc phục.
Chương tình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả ở Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh, cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Sơn La đặt mục tiêu phấn đấu đến hết 2025, 100% dân số nông thôntrên địa bàn toàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 80% được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo Quy chuẩn Quốc gia.
Với việc tập trung nguồn lực vào đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình nước sạch, trong đó có ứng dụng nhiều công nghệ mới, Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tới 98%, trong đó 50% hộ dân được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn của Bộ Y tế.
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) sẽ tài trợ 100% chi phí sửa chữa công trình phụ cùng hệ thống lọc nước tại 20 trường học và 1.000 bồn chứa nước, thiết bị lọc nước cho người dân 10 xã vùng lũ Hà Tĩnh.
Yên Bái là một trong 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung bộ được thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Đến nay, trên 90% người dân nông thôn ở Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe trong cộng đồng.
Theo Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT), thời gian tới, sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, ưu tiên các nguồn lực thực hiện Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhất là khu vực vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khan hiếm nước, chịu tác động hạn mặn, biến đổi khí hậu.
TP - Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 phủ sóng nước sạch theo tiêu chuẩn nước đô thị đến toàn bộ khu vực nông thôn. Tuy nhiên, cho đến nay, 6/2019, vẫn còn quá nhiều khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đó.
TPO - Sự kiện ô nhiễm dòng sông Cái Lớn (Hậu Giang) những ngày qua càng làm tăng thêm nỗi lo của người dân địa phương về an toàn nguồn nước. Khi những dòng sông bắt đầu ô nhiễm, khi nước sạch nông thôn còn nhiều vấn đề về chất lượng, người dân lâm tình cảnh “khát” nước sạch giữa bốn bề sông nước.
Cấp nước và vệ sinh cho các trường học là việc rất cần thiết và phải làm ngay để đem đến môi trường lành mạnh, đảm bảo vê sinh cho các học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước.