Cẩn thận với bệnh chưa có thuốc chữa, chẩn đoán dễ nhầm với ... giang mai

Cẩn thận với bệnh chưa có thuốc chữa, chẩn đoán dễ nhầm với ... giang mai
TPO - Bạch biến là căn bệnh tự miễn, là hiện tượng sắc tố của da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố khiến vùng da trông như bị tẩy trắng. Trước đây việc chẩn đoán bệnh bạch biến dễ nhầm sang bệnh phong, giang mai...

PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bạch biến là căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, thậm chí trầm cảm.

Hiện trên thế giới có hơn 1 triệu người mắc căn bệnh này. Cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn.

    Các chuyên gia bạch biến thế giới cho biết, bạch biến là căn bệnh tự miễn, là hiện tượng sắc tố của da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố khiến vùng da trông như bị tẩy trắng. Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng… Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1cm đến nhiều cm.

    Trước đây việc chẩn đoán bệnh bạch biến dễ nhầm sang bệnh phong, giang mai. Hiện nay, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh bạch biến. Một số phương pháp điều trị bệnh bạch biến như: sử dụng tia cực tím loại B (UVB), dùng một số loại corticoid, canxi ion, thuốc bôi tại chỗ, điều trị từ bên trong cơ thể, dùng chế phẩm ức chế căn bệnh, thuốc làm quân bình oxy hóa của cơ thể.

    Tại Việt Nam, việc điều trị hiệu quả bệnh bạch biến tùy theo từng giai đoạn sớm hay muộn, thể thông thường (dễ điều trị hơn) hay thể đoạn. Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc bôi, phương pháp ánh sáng và thuốc uống chống ôxy hóa. Nếu thất bại với liệu trình điều trị nói trên, bệnh nhân sẽ được tư vấn ghép da, tẩy da...

    Cẩn thận với bệnh chưa có thuốc chữa, chẩn đoán dễ nhầm với ... giang mai ảnh 1 Cho đến nay, với căn bệnh bạch biến hay vảy nến, phương pháp chiếu tia cực tím (còn gọi là phương pháp ánh sáng) được đánh giá khá hiệu quả trong điều trị các bệnh về da, đặc biệt trên bệnh bạch biến, vảy nến… với chi phí phù hợp và an toàn. Ảnh minh hoạ: Internet

    Cho đến nay, với căn bệnh bạch biến hay vảy nến, phương pháp chiếu tia cực tím (còn gọi là phương pháp ánh sáng) được đánh giá khá hiệu quả trong điều trị các bệnh về da, đặc biệt trên bệnh bạch biến, vảy nến… với chi phí phù hợp và an toàn. Có những bệnh sau khi chiếu tia khoảng 25-30 buổi, các vết bạch biến đã gần như biến mất, sắc tố da dần phục hồi. Khi đã phục hồi tổn thương sắc tố, bệnh thường ít tái phát.

    Với tình trạng bạch biến đang tiến triển, người dân cần đến cơ sở da liễu để đánh giá có cần dùng thuốc ngăn chặn bệnh lan rộng hay không, sau đó bác sĩ sẽ đánh giá bạn thuộc thể bạch biến nào và có quyết định điều trị hợp lý.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến

    Biểu hiện của bệnh là những đốm, mảng da trắng bất thường do bị mất màu da, có thể ở bất cứ vùng nào trên cơ thể nhưng thường gặp là ở quanh các lỗ tự nhiên (mắt, mũi, miệng, rốn và bộ phận sinh dục) và những vị trí dễ bị chấn thương như cùi chỏ, đầu gối.

    Nguyên nhân

    Bệnh xảy ra do những tế bào tạo màu sắc chính cho da (gọi là hắc tố bào) bị biến mất hoặc bị phá hủy.

    Sự phá hủy này được y học giải thích với nhiều giả thuyết khác nhau bao gồm gene di truyền, tự miễn dịch, các stress oxy hóa, tự nhiễm độc hoặc thần kinh 

    Cách phòng tránh bệnh

    Hiện nay, chưa có phương pháp phòng tránh để không mắc bệnh, chỉ phòng tránh các tác dụng phụ của thuốc điều trị và giúp kiểm soát bệnh phần nào với những hiểu biết đúng đắn về bệnh.

    Cách chăm sóc da

    Người bệnh cần tránh nắng hiệu quả (thoa kem chống nắng, dùng trang phục, mũ để che da,… hạn chế đi nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), giới hạn các chấn thương cơ học trên da vì có thể làm phát sinh thêm thương tổn mới tại vị trí bị chấn thương.

    Người bệnh nữ có thể dùng mỹ phẩm trang điểm để che giấu các vùng da bị mất màu.

    MỚI - NÓNG
    336 người chết, mất tích do lũ quét, sạt lở
    336 người chết, mất tích do lũ quét, sạt lở
    TP - Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến 18h ngày 12/9, đã có 336 người chết, mất tích (gồm 233 người chết và 103 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3.