Để đến được vùng có nhiều đót, anh Kling (ở giữa, 35 tuổi, xã H'ra, huyện Mang Yang) và bạn là anh Kim đi xe máy từ 5h sáng đến ngọn núi cách nhà khoảng 10km
Cây đót mọc khắp nơi ở Gia Lai, nhưng phải đến các triền núi mới có nhiều. Để lấy được ngọn cây đót, người dân phải lách từng bước qua dày đặc lớp lá sắc như dao
Sau 5 tiếng đồng hồ, nhóm của anh Kling cột lên xe máy độ chế những bó đót, chuẩn bị xuống núi. Hôm nay, nhóm của anh Kling tìm được vùng có bông đót to nên ước tính mỗi người sẽ có được 500 nghìn đồng
Chị Hyeh (dân tộc Ba Na, 26 tuổi, xã H'ra) nghỉ ngơi sau những giờ vất vả tìm bông đót. Theo kinh nghiệm của chị Hyeh, đót trổ bông trong 2 tháng đầu năm nhưng chỉ thu hoạch được trong khoảng 30 ngày, vì nếu hái chậm kịp bông sẽ già và thương lái không thu mua
Người dân Gia Lai còn gọi cây đót là "lộc trời"
Nhìn những bó đót có thể cảm nhận sự vất vả của người nông dân
Mùa đót được thể hiện rõ nét trên những tuyến đường của tỉnh Gia Lai những ngày cận Tết.
Dọc Quốc lộ 14 (đoạn qua huyện Chư Păh, Gia Lai) thời điểm này được phủ màu vàng của những ngọn đót
Thời tiết ở Gia Lai những ngày này nóng nhất khoảng 33 độ C, thích hợp để phơi khô ngọn đót
Giữa trưa, bà Phạm Thị Hồng (60 tuổi, xã Hoà Phú, huyện Chư Păh, Gia Lai) tranh thủ thu mua những bó đót tươi với giá khoảng 7 nghìn đồng/1 kg
"Tôi đã đi hái đót rồi, công việc này quả thực rất vất vả. Bởi vậy tôi luôn mua giá cao để chia sẻ một phần sự vất vả giúp người lên núi", bà Phạm Thị Hồng nói
Bà Phạm Thị Hồng đảo những ngọn đót phơi ngoài sân, sau khoảng 4 ngày nắng sẽ chở tới bán cho những cơ sở làm chổi.