Theo đánh giá của các chuyên gia, dự thảo nghị quyết của Quốc hội cũng như dự thảo đề án về đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 đã có nhiều điểm mới, chẳng hạn như đổi mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ” và “dạy người” thay vì nặng về truyền thụ kiến thức như hiện nay; Xem chương trình giáo dục phổ thông là một chỉnh thể, liên tục, nhất quán; Hệ thống môn học bắt buộc ít, tăng cường các hoạt động giáo dục tự chọn, giảm gánh nặng học hành cho học sinh.v.v…
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa không chỉ là đòi hỏi của dư luận xã hội trong nhiều năm gần đây và cũng là xu thế chung của thế giới (mà dự thảo đề án có đề cập) nhưng quan điểm này được thể hiện còn mờ nhạt, đặc biệt là trong dự thảo nghị quyết đã được Chính phủ trình quốc hội để đợi được thông qua.
GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban này cho rằng nhiều chương trình, nhiều bộ SGK hay một chương trình nhiều bộ SGK là vấn đề sẽ tiếp tục được thảo luận. Nếu Quốc hội quyết nghị theo hướng đồng ý với những đề xuất này thì cần phải sửa Luật Giáo dục.