Cần làm rõ vụ 'bỏ cọc' đấu giá đất ở Thủ Thiêm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực nêu vấn đề doanh nghiệp bỏ cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM) vừa qua. Ông đề nghị làm rõ nhiều vấn đề từ vụ việc bỏ cọc này.

Tại phiên họp thứ 8 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/2, liên quan đến báo cáo của Ban Dân nguyện về những vấn đề cử tri quan tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực nêu vấn đề doanh nghiệp bỏ cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM) vừa qua. Ông đề nghị làm rõ nhiều vấn đề từ vụ việc bỏ cọc này.

Cần làm rõ vụ 'bỏ cọc' đấu giá đất ở Thủ Thiêm ảnh 1

Ông Ngô Sách Thực

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngoài vụ "bỏ cọc" đấu thầu đất Thủ Thiêm ở TPHCM, còn xuất hiện tượng tranh chấp giữa bên mua và bên bán do chênh lệch giá giữa thời điểm thỏa thuận và thời điểm ký hợp đồng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng khi tiếp nhận xử lý cần khách quan, tỉnh táo, cẩn trọng. "Việc này không phải việc nhỏ nên cơ quan của Quốc hội cũng cần giám sát để đảm bảo xử lý cho đúng", ông Huệ nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu câu chuyện về sản xuất, cung ứng, tiêu thụ xăng dầu có tình trạng khan hiếm. Theo đó, ông đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản giao cho Ủy ban Tài chính Ngân sách chủ trì, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan khác phối hợp để tổ chức giám sát.

"Qua việc này thì Hội đồng Dân tộc, các cơ quan Quốc hội phải chủ động. Trong lĩnh vực của mình có vấn đề gì nổi lên phải chủ động chứ không đợi lãnh đạo Quốc hội phải có văn bản, ý kiến. Vừa làm công tác dân nguyện vừa làm công tác giám sát, phối hợp Mặt trận, cơ quan Chính phủ kiểm tra, làm rõ", ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Báo cáo của Ban Dân nguyện (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, các bộ ngành hữu quan khẩn trương, quyết liệt trong việc điều tra, truy tố, kết luận sớm, xử lý nghiêm vụ việc sai phạm của một số cán bộ, công chức Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với loại hình tội phạm sử dụng mạng xã hội để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả.

Cùng với đó, chỉ đạo Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan kịp thời có những giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu, bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của người dân.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, báo cáo kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan sớm có giải pháp căn cơ, hiệu quả, chủ động và linh hoạt hơn để tránh tình trạng dịch bệnh bùng phát trở lại; nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện trước khi triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.

Chỉ đạo các bộ ngành hữu quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm y tế theo Nghị quyết số 79/NĐ-CP và Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ để đảm bảo chủ động “04 tại chỗ” cho y tế ở tuyến cơ sở trong trường hợp dịch bệnh bùng phát do nhiều mặt hàng không lựa chọn được nhà thầu.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.