Cảm ơn bệnh viện FV giúp tìm ra bệnh cho tôi

Cảm ơn bệnh viện FV giúp tìm ra bệnh cho tôi
Anh Lê Hữu Tấn, sinh năm 1959, ngụ tại P. An Phú, Q. 2. Anh đã được Bệnh viện FV (Pháp Việt) chẩn đoán và chữa trị thành công căn bệnh ung thư đại tràng.

Cảm ơn bệnh viện FV giúp tìm ra bệnh cho tôi

Anh Lê Hữu Tấn, sinh năm 1959, ngụ tại P. An Phú, Q. 2. Anh đã được Bệnh viện FV (Pháp Việt) chẩn đoán và chữa trị thành công căn bệnh ung thư đại tràng.

Bác sỹ Trần Thị Phương Thảo (trái), người trực tiếp điều trị cho anh Lê Hữu Tấn
Êkip bác sỹ và y tá bệnh viện FV đã điều trị cho anh Tấn.
 

Chuyện bắt đầu từ khoảng giữa năm 2008, anh Tấn thường xuyên đau bụng, ăn không tiêu và đôi khi không thể ăn uống được. Nhiều lúc, cơn đau đến dữ dội khiến anh chẳng làm được việc gì. Anh đã gõ cửa nhiều bệnh viện và được chẩn đoán viêm bao tử. Thế nhưng, khi mua thuốc theo toa về nhà uống, triệu chứng bệnh chẳng những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn. Thấy anh không ăn uống được, gia đình đưa anh đi truyền đạm nhưng không hiệu quả. Chỉ trong vòng một tháng, anh sụt 10 cân.

Tháng 6 năm 2008, anh Tấn được gia đình đưa vào Bệnh viện FV (Pháp Việt) cấp cứu vì đau bụng dữ dội. Sau khi thăm khám lâm sàng cẩn thận, chụp CT scan và nội soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện anh bị ung thư đại tràng phải gây bán tắc ruột. Sau khi đã xác định được nguyên nhân của những cơn đau bụng triền miên, anh Tấn nhanh chóng được phẫu thuật. Sau phẫu thuật, anh Tấn được bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, chuyên gia ung bướu của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy vọng của Bệnh viện FV, chỉ định hóa trị 12 đợt và bệnh tình anh chuyển biến rất tốt. Thời gian điều trị tại đây đã để lại cho anh Tấn nhiều ấn tượng đẹp. “Tôi rất hài lòng với điều kiện vô trùng, vệ sinh cũng như chất lượng chăm sóc mà Trung tâm Hy Vọng và Bệnh viện FV cung cấp cho bệnh nhân. Từ bác sĩ đến điều dưỡng, hộ lý đều ân cần, tận tâm với bệnh nhân. Dù đã hơn hai năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh chị điều dưỡng Thủy. Mỗi lần truyền dịch, chị đều rất cẩn thận, nhẹ nhàng từng chút một và luôn trò chuyện thân tình khiến tôi không còn cảm giác mình là bệnh nhân”, anh Tấn bộc bạch.

Anh Lê Hữu Tấn khỏe mạnh bên gia đình của mình
Anh Lê Hữu Tấn khỏe mạnh bên gia đình của mình.
 

Sau quá trình điều trị kéo dài khoảng 6 tháng (chấm dứt vào cuối tháng 11 năm 2008), anh Tấn đã lấy lại được 8 kg cân nặng. Hiện anh vẫn được theo dõi định kỳ và kết quả rất tốt, không phát hiện ung thư tái phát hay di căn. Hiện tại, cuộc sống của anh Tấn đã trở lại bình thường như trước đây ngoại trừ việc anh dành nhiều thời gian hơn cho thể thao. Anh cũng khuyến khích các con chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. “Không dễ gì bình phục sau cơn bệnh hiểm nghèo nên giờ đây, tôi quý trọng sức khỏe của mình hơn bất kỳ điều gì khác”, anh đúc kết với nụ cười mãn nguyện.

Sylvie Nguyễn, chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện FV
Sylvie Nguyễn, chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện FV.
  Ung thư và điều trị ung thư có thể khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, dẫn đến giảm cân và suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, thể chất bệnh nhân sẽ suy kiệt, mệt mỏi và có thể không vượt qua được các giai đoạn trong điều trị ung thư. Để cải thiện tình trạng chán ăn, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; ưu tiên cho các thực phẩm giàu protein và năng lượng như phô mai, sữa, yogurt, các món canh giàu dinh dưỡng; thay đổi thực đơn thường xuyên,…. Để đối phó với tình trạng nôn ói, bạn nên súc miệng trước và sau khi ăn; chọn những thức ăn nhạt, mềm, nguội và dễ tiêu hóa; tránh các món nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, nóng hoặc nồng mùi; dùng kẹo có vị bạc hà hoặc vị chanh để hỗ trợ và uống nhiều nước. Ngoài ra, ngồi hoặc nằm với phần thân trên được nâng lên trong vòng một giờ sau khi ăn cũng sẽ giúp giảm rõ rệt cảm giác buồn nôn.

Thanh Nguyên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG