Cái giá phải trả

TP - Ngoài hàng loạt những lỗ hổng lớn như xác định không chính xác giá trị công trình BT (xây dựng- chuyển giao), giá trị quỹ đất thanh toán gây nguy cơ thất thoát lớn, chưa bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, thì nhiều dự án BT đã triển khai tại Hà Nội và một số địa phương còn cho thấy hiệu quả của công trình rất thấp sau khi đi vào hoạt động.

Hơn 10 năm trước khi tuyến đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) hoàn thành, nhiều người kỳ vọng sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Nguyễn Trãi và các trục hướng tâm cùng chiều. Tuy nhiên chỉ được 1- 2 năm đầu còn thông thoáng, giờ đây tuyến đường BT này đã trở thành điểm đen giao thông tại Hà Nội do tình trạng gia tăng chóng mặt các khu đô thị, chung cư hai bên đường.

Tuy là tuyến đường được làm mới nhưng do thiết kế mặt đường và mặt cắt ngang hẹp chỉ 3 làn xe/chiều; còn phải bố trí 1 làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh - BRT nên tình trạng ùn tắc càng nghiêm trọng hơn. Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài từng được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, sau gần 10 thi công xong nhưng dự án vẫn chưa quyết toán do giá thành thực hiện một số hạng mục trong đó có chi phí giải phóng mặt bằng, thi công… chưa hợp lý. Ngoài thiết kế đường nhỏ, nhà cao tầng mọc quá sát vỉa hè hai bên, đường Lê Văn Lương - Tố Hữu còn đang được biết đến là tuyến đường cụt.

 Một tuyến đường cụt nhưng theo hợp đồng BT, sau khi chuyển giao, chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường được sử dụng 174,23 ha đất để khai thác tạo vốn. 174,23 ha đất này được bố trí nay hình thành khu đô thị Dương Nội và một số khu đất khác dọc tuyến Lê Văn Lương.

 Theo một số chuyên gia bất động sản, các con đường được làm theo hình thức BT đi ngang qua chính các khu đất được giao cho chủ đầu tư giúp tăng giá trị địa tô lên rất nhiều.

 Khi thuyết trình cơ quan nhà nước, nhà đầu tư BT đã vẽ ra một viễn cảnh rất tốt đẹp giúp kết nối, giải tỏa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, do kẽ hở luật pháp, không gắn trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc bảo trì dài hạn, hỗ trợ tổ chức, đơn vị vận hành tuyến đường BT nên mới xảy ra chuyện “đầu voi đuôi chuột’ như một số dự án BT giao thông tại Hà Nội vừa qua.

 Bản chất của hoạt động đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) là phải có sự hợp tác dài hạn giữa nhà nước và tư nhân, nhưng dự án BT của Việt Nam sau khi nhà đầu tư làm xong, chuyển giao cho Nhà nước và được nhận lại dự án đối ứng, đất đai, tài sản hoặc tiền là xong, sau đó nhà đầu tư không có trách nhiệm lâu dài với dự án đó.

Đó cũng là một trong những lý do khiến Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ dừng hoàn toàn đầu tư BT từ sau 1/1/2021. Còn việc xử lý hệ quả của những dự án cũ, Hà Nội dự kiến sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các tuyến đường kết nối với các dự án BT giao thông hiện có. Nhà nước đã thiệt đơn, giờ thiệt kép.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.