Cái giá của sự “thoáng”

Cái giá của sự “thoáng”
TP - Ở Đức, các trường công lập đều miễn phí. Mỗi bang có luật giáo dục riêng nên mọi người có quyền lựa chọn thời điểm bắt đầu cho con đi học. Việc vào đại học cũng rất dễ dàng, vì các kỳ thi không quá gắt gao và có sự phân cấp trong hệ thống giáo dục để phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.

> Bộ trưởng Giáo dục Đức từ chức vì đạo văn

Nhưng chính độ “thoáng” của hệ thống giáo dục đã tạo áp lực với các em học sinh từ khi còn nhỏ. Các lớp 5-6 ở Đức được gọi là “lớp định hướng”, theo đó các em muốn sau này được vào đại học sẽ phải rất nỗ lực để thi được vào các trường “khoa học”, phát triển con đường học vấn. Những em khác, tùy theo năng lực, sẽ được vào các trường “cơ bản” và trường “thực hành”, chuẩn bị cho việc học tại các trường dạy nghề sau này. Rõ ràng, với sự phân cấp này, sức ép thi đại học đã dồn lên vai những đứa trẻ mới 10 tuổi – chưa đủ trưởng thành để có khái niệm về định hướng nghề nghiệp tương lai, cũng như chưa xác định được khả năng của mình đến đâu.

Áp lực học hành đối với trẻ em Đức đặc biệt gia tăng từ năm 2000, sau “cú sốc” Đức bị xếp hạng thấp trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), theo xếp hạng của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Một loạt cải cách đã được triển khai như kéo dài thời gian học ở trường, tăng đáng kể khối lượng bài tập ở tất cả các cấp học. Sau hơn 10 năm, thứ hạng của Đức đã được cải thiện đáng kể, nhưng học sinh ở Đức ngày càng phải học hành vất vả hơn thế hệ cha anh rất nhiều.

Chẳng thế mà năm 2012, một trường ở vùng Bắc Rhine-Westphalia đã ra quyết định cấm giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh, khi có quá nhiều phụ huynh phàn nàn rằng, lũ trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, chưa nói đến việc được chơi thể thao hay theo đuổi các môn năng khiếu.

Hay theo một cuộc khảo sát mới được thực hiện trong tháng 10 vừa qua của cơ quan thống kê liên bang Đức, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ muốn con mình bắt đầu đi học sau tuổi lên 6 càng muộn càng tốt. Lý do là họ lo ngại những đứa trẻ vừa qua tuổi mẫu giáo còn quá non nớt khi phải đối diện với sức ép khi bước chân vào tiểu học.

Và dự luật đưa ra từ 15 năm trước về việc bắt buộc trẻ em phải đi học tiểu học từ khi lên 6, đến nay vẫn chưa thành luật khi xu hướng muốn con đi học muộn ngày càng tăng trong xã hội Đức.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.