Năm học 2020-2021:

Các trường được chọn SGK lớp 1, giáo viên 'xoay xở' thế nào?

Theo quy định, UBND các tỉnh vẫn chưa được chọn SGK cho học sinh. Ảnh: P.V
Theo quy định, UBND các tỉnh vẫn chưa được chọn SGK cho học sinh. Ảnh: P.V
TP - Chiều 26/11, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ÐT), cho biết, trước 1/7/2020, UBND các tỉnh chưa có quyền lựa chọn SGK, thay vào đó cơ sở giáo dục sẽ lựa chọn.

Theo ông Thành, thực hiện Luật Giáo dục sửa đổi 2019, UBND các tỉnh sẽ thành lập hội đồng để lựa chọn SGK. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đang dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK. Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2020, trong khi đó, dự kiến tháng 3/2020, các địa phương đã phải lựa chọn xong SGK.

Trước thực tế đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn báo cáo xin ý kiến Quốc hội về việc cho phép thực hiện điểm c, khoản 1 điều 32 của luật từ 1/1/2020. Tuy nhiên, trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội ngày 26/11 các đại biểu nhận thấy việc thực hiện điểm này từ 1/1/2020 là không khả thi trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT vẫn hướng dẫn lựa chọn SGK theo quy định tại Nghị quyết 88 là “Cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, cha mẹ học sinh”. Sau ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực thì việc lựa chọn SGK sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định và sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.

Giáo viên chọn SGK thế nào?

Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK theo Luật Giáo dục sửa đổi quy định việc lựa chọn SGK thuộc thẩm quyền UBND tỉnh. Bộ đang dự thảo theo hướng, UBND thành lập hội đồng thẩm định gồm chủ tịch hội đồng là giám đốc sở, phó chủ tịch là phó giám đốc sở, thư ký là trưởng phòng GD&ĐT hoặc lãnh đạo phòng chức năng các cấp học; và giáo viên. Thành viên hội đồng tối thiểu là 15 người, trong đó giáo viên chiếm 2/3.

Bộ GD&ĐT sẽ sớm xây dựng thông tư hướng dẫn các trường lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020-2021 theo Nghị quyết 88. Trước khi luật được thông qua, Bộ GD&ĐT đã có dự thảo lựa chọn SGK cho việc chuyển tiếp 1 năm đến khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực nên không bị động trước quyết định này.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các trường thành lập hội đồng lựa chọn SGK gồm: Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục; thư kí là tổ trưởng chuyên môn; thành viên là các giáo viên các môn học. Tùy từng môn học, có thể có nhiều hoặc ít giáo viên nhưng không có quy định cứng tối đa, tối thiểu bao nhiêu người. Bộ cũng sẽ quy định trách nhiệm của phòng, sở là cơ quan quản lý và tiếp nhận các báo cáo của trường và công bố để cha mẹ học sinh biết danh sách lựa chọn. Các nhà xuất bản cũng căn cứ vào đó in ấn, phát hành, cung ứng SGK.

Theo ông Thành, trước khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, việc lựa chọn SGK theo Nghị quyết 88 khác ở chỗ, một bên là việc lựa chọn SGK thuộc về nhà trường, một bên là UBND tỉnh. Vì vậy, sau khi ban hành thông tư hướng dẫn, các trường lựa chọn SGK theo Nghị quyết 88, Bộ tiếp tục hoàn thiện thông tư lựa chọn SGK trong năm tới theo Luật Giáo dục để có tính tiếp nối và kế thừa.

Ông Thành cho biết, trên thực tế, các bộ sách đã được thông qua đều đảm bảo các tiêu chí. Việc tổ chức dạy học theo chương trình mới, dù SGK nào đều phải đảm bảo lõi kiến thức được quy định trong chương trình là nội dung và yêu cầu cần đạt của từng chủ đề. Dù là sách nào, mỗi bài học đều có 4 phần gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Do đó, tác giả viết sách diễn đạt bằng kênh chữ hay kênh hình cũng phải đáp ứng nội dung kiến thức và yêu cầu cần đạt trong chương trình.

Sắp tới, Bộ GD&ÐT sẽ sửa đổi quy chế đánh giá học sinh, hướng dẫn giáo viên khi ra đề kiểm tra làm sao phải thoát ly được ngữ liệu cụ thể trong SGK cả bậc tiểu học lẫn trung học.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.