Theo đó, chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ trung cấp, cao đẳng nghề ngoài đáp ứng các quy định với 1 chương trình đào tạo thông thường, phải đáp ứng thêm một số tiêu chí như: Chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo thông thường về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề; Ngoại ngữ phải đạt bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương (bậc 2/6 ở trình độ trung cấp, 3/6 ở trình độ cao đẳng với các nhóm ngành, nghề khác);
Năng lực công nghệ thông tin của nhóm ngành không phải công nghệ thông tin phải đạt kỹ năng tối thiểu theo quy định của Bộ TT&TT.
Giáo viên dạy chương trình chất lượng cao phải đáp ứng đầy đu các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; phải có bằng tốt nghiệp đại học; dạy thực hành phải làm trong ngành, nghề dạy từ 3 năm trở lên. Giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt trình độ tối thiểu bậc 4/6.
Để được đào tạo chương trình chất lượng cao, các trường phải đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, như: Máy tính kết nối internet; phòng học dạy được tích hợp lý thuyết và thực hành; giáo trình tham khảo trong và ngoài nước; đủ phóng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; huy động được doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo...
Với học sinh, sinh viên học các chương trình chất lượng cao, phải đạt các điều kiện như: Phải có lực học trung bình khá trở lên; đạt điều kiện về đầu vào ngoại ngữ; tự nguyện tham gia học, cam kết đóng học phí theo quy định của cơ sờ đào tạo
Khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng ghi bổ sung nội dung “Chương trình chất lượng cao”.
Đáng chú ý, Thông tư đặt yêu cầu, các trường phải cam kết đàm bảo trên 80% người học sau khi ra trường có việc làm, tự tạo việc làm đúng với ngành, nghề được đào tạo hoặc tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn...
Các quy định trên áp dụng từ ngày 15/1/2019, với các trường trung cấp, cao đẳng và đại học đăng ký đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, cao đẳng.