Các sếp tài chính - ngân hàng gặp hạn trong năm 2012

Các sếp tài chính - ngân hàng gặp hạn trong năm 2012
Kinh tế khủng hoảng cũng là lúc bộc lộ những khiếm khuyết của thị trường bộc lộ rõ nét nhất, khiến hàng loạt VIP bị bắt, mất chức hoặc lung lay cơ nghiệp.

Các sếp tài chính - ngân hàng gặp hạn trong năm 2012

> Nhâm Thìn - năm 'sóng gió' của nhiều đại gia tuổi Rồng
> Hé lộ những đại gia phải nhập viện tâm thần
> Hết tiền, đại gia buông xuôi và... bỏ trốn

Kinh tế khủng hoảng cũng là lúc bộc lộ những khiếm khuyết của thị trường bộc lộ rõ nét nhất, khiến hàng loạt VIP bị bắt, mất chức hoặc lung lay cơ nghiệp.

Bầu Kiên. Ảnh: HH
Bầu Kiên. Ảnh: HH.

1. Ông Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB

Chiều tối 20-8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giam về hành vi "kinh doanh trái phép" liên quan tới sai phạm của 3 công ty con do ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Gia nhập ngân hàng từ năm 1994 với 14 năm đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB), sau đó bầu Kiên sau đó có vai trò lớn ở nhiều nhà băng như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Kiên Long, Đại Á, Việt Nam Thương Tín (VietBank, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)…

Tài sản của ông Kiên được đánh giá là 692 tỷ đồng. Tổng tài sản gia đình ông Kiên tính đến cuối năm 2011 đạt khoảng 1.924 tỷ đồng. Tính đến 9-11-2012, tài sản của ông bầu này trên sàn chứng khoán còn 524 tỷ đồng.

Ông Lý Xuân Hải đã có 16 năm gắn bó với ACB
Ông Lý Xuân Hải đã có 16 năm gắn bó với ACB.

2. Một loạt cựu lãnh đạo của ACB

Ngay sau khi bầu Kiên bị bắt, ngày 23-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh bắt đối với ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB. Trước đó, ông Hải đệ đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc nhà băng này với lý do cá nhân. Ông Hải bị khởi tố vì chủ trương ủy thác cho 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ông Lý Xuân Hải gia nhập ACB năm 1996 trên cương vị Phó giám đốc chi nhánh Hải Phòng và đã có 16 năm làm việc tại nhà băng này. Ông được bổ nhiệm Tổng giám đốc từ năm 2005 và trúng cử thành viên Hội đồng quản trị ACB từ 2008. Ông Hải đã 2 lần được "The Asian Banker" bình chọn là "Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" năm 2007 và 2010.

Một loạt cựu lãnh đạo của ACB cũng bị khởi tố do hành vi đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải. Đó là ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ. Các vị này từng giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy của ACB đến trước khi bị khởi tố.

Ông Đặng Văn Thành
Ông Đặng Văn Thành.

3. Ông Đặng Văn Thành - nguyên Chủ tịch Ngân hàng Sacombank

Ông Đặng Văn Thành được xem là linh hồn của Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) khi đã đưa nhà băng vượt qua bao thăng trầm trong suốt hơn 20 năm. Tuy nhiên, năm 2012 dường như không phải thời điểm thuận lợi với ông. Mới đây nhất, ông đã từ chức Chủ tịch Sacombank và bị cơ quan công an mời lên làm việc.

Trước đó, Sacombank cũng liên tiếp gặp vận hạn khi bị hàng loạt công ty chiến lược thoái vốn và được xem như cuộc thâu tóm âm thầm của một nhóm cổ đông. Đại hội cổ đông Sacombank hồi tháng 4 đã bầu ra Hội đồng quản trị mới với phần lớn nhân sự đến từ hai ngân hàng Phương Nam và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB).

Ông Phan Huy Chí
Ông Phan Huy Chí.

4. Ông Phan Huy Chí - nguyên Chủ tịch Chứng khoán SME

Trước khi bị bắt, ông Phan Huy Chí từng đảm nhiệm vị trí cao cấp trong nhiều doanh nghiệp, bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SME, Thành viên Hội đồng quản trị tại 2 công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex (VCV) và Cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Bắc 2 (ND2).

Ngày 2-8 khi bị cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng đầu tư chứng khoán với Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí (PVI). Cũng trong đợt này, Chứng khoán SME buộc phải rút nghiệp vụ môi giới theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán.

Đến ngày 26-10 vừa qua, cổ phiếu SME tiếp tục bị hủy niêm yết do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Tính chung 9 tháng đầu năm, SME lỗ hơn 35 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối tính đến 30-9 xuống âm 22,8 tỷ đồng. Kết thúc quý III, tiềm mặt của công ty chỉ còn 7,7 tỷ đồng, trong khi thời điểm ngày 1-1-2011, mức này đạt 131 tỷ đồng. Các khoản nợ của công ty cũng lên tới hơn 592 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.

ông Hoàng Xuân Quyến
ông Hoàng Xuân Quyến.

5. Ông Hoàng Xuân Quyến - nguyên Tổng giám đốc Chứng khoán Liên Việt

Trước khi bị bắt và khởi tố vào ngày 1-6 với tội danh lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ông Hoàng Xuân Quyến từng là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt (LVS). Người trong giới chứng khoán từng xem ông Quyến như một chuyên gia phân tích. Vị này từng làm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Motorola tại Chicago, Mỹ; Kế toán trưởng của Comvik, Kinnewik Telecom Group, Thụy điển; hay Giám đốc Thương mại của Tập đoàn truyền thông Ringer Media, Thụy Điển.

6. Ông Phan Minh Anh Ngọc - nguyên Chủ tịch Chứng khoán Cao su

Tháng 8, ông Phan Minh Anh Ngọc bị bắt vì những sai phạm tài chính đối với việc quản lý tín dụng tại công ty, gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, ông Ngọc là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Cao su (RUBSE) kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Việt Nam (RFC).

Theo các báo cáo soát xét về tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm 30-6, trước khi ông Ngọc bị bắt, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của RUBSE là âm 18%, đồng thời, công ty còn bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ ngày 23-4-2012.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG