Bùng nổ cuộc chiến giành nhân tài trên toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhằm bước ra khỏi mây đen của đại dịch COVID-19, đi vào phục hồi kinh tế, nhiều quốc gia đã ra sức điều chỉnh chính sách nhập cư để thu hút nhân tài.

Xã hội Nhật Bản luôn coi trọng sự thuần nhất của chủng tộc, nhập cư từ lâu trở thành vấn đề cấm kỵ ở nước này. Tuy nhiên, khi dân số giảm và già hóa dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng ở Nhật Bản, áp lực ngày càng lớn khiến chính phủ mở cửa cho lao động nước ngoài và người nhập cư. Nhật Bản hiện được dự báo sẽ giảm khoảng 5 triệu dân vào năm 2025 và cho đến nay mới chỉ đạt được khoảng một nửa mục tiêu thu hút nhân tài chuyên môn kỹ thuật. Ông Ichiro Kiryu, giám đốc điều hành Công ty việc làm Human-i của Nhật cho biết: “Nhu cầu toàn cầu về nhân viên điều dưỡng rất lớn và đến năm 2028, riêng Nhật Bản sẽ cần 700.000 người”.

Vào tháng 3/2019, Nhật Bản và Nepal đã ký một bản ghi nhớ hợp tác. Nhật Bản dự kiến ​​sẽ sử dụng khoảng 345.150 lao động nước ngoài trong 14 ngành khác nhau trong thời gian 5 năm, bao gồm điều dưỡng, nông nghiệp, sản xuất thực phẩm đồ uống và các ngành dịch vụ ăn uống.

Bùng nổ cuộc chiến giành nhân tài trên toàn cầu ảnh 1

Nhật Bản dự tính đến 2028 cần thêm 700 ngàn nhân viên điều dưỡng

Thaneshwar Bhusal, Thứ trưởng Bộ Quản lý Việc làm Nước ngoài Nepal cho biết: "Ngoài việc Nhật Bản thỏa thuận chính thức với chúng tôi để cử người chăm sóc, Israel, Vương quốc Anh, Canada, Australia và một số nước vùng Vịnh có cũng yêu cầu Nepal cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nhiều quốc gia trong số này hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên điều dưỡng để chăm sóc nhóm dân số già…”.

Ngoài nhân viên y tá, Chính phủ Nhật Bản tháng 1 năm nay đã thông báo các nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ cung cấp cơ hội việc làm cho 50.000 chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực như công nghệ kỹ thuật số. Biện pháp này nhằm tính đến thực tế là sự cạnh tranh nhân tài trong khu vực đang nóng lên, đặc biệt là ở các nước ASEAN có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Kế hoạch của Nhật Bản là giúp các công ty địa phương có được nhân lực cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh hơn trong các lĩnh vực liên quan.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết, nhà chức trách nước này muốn “tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi đầy tham vọng”. Theo các biện pháp mới, Chính phủ Nhật sẽ tăng thêm số lượng bằng cấp đào tạo chung giữa các trường đại học Nhật và nước ngoài. Trong 5 năm tới sẽ khuyến khích các nhà tuyển dụng Nhật thuê sinh viên tốt nghiệp và các chuyên gia lành nghề khác từ các chương trình này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho các cựu sinh viên nước ngoài của các trường đại học Nhật Bản tham gia thực tập và trao đổi thông tin tại các công ty Nhật.

Tình trạng giống như “giành giật nhân tài” của Nhật Bản cũng đang diễn ra ở nhiều nước phát triển khác. Ví dụ, Đức, quốc gia có hệ thống dạy nghề đáng tự hào, gần đây cũng đang ngày càng thiếu nhân lực. Holger Bonin, Giám đốc Viện Kinh tế Lao động IZA ở Bonn cho biết: “Trong đại dịch COVID-19, hệ thống đã bị phá vỡ và chúng tôi đã lâm vào mức thấp kỷ lục về số lượng hợp đồng học việc kể từ khi nước Đức thống nhất”. Thanh niên Đức ngày càng có xu hướng theo học đại học và bằng cấp cao hơn, trong khi lực lượng lao động của đất nước đang thu hẹp. Theo một nghiên cứu mới được công bố của Viện Nghiên cứu Kinh tế, Đức sẽ mất 5 triệu lao động trong vòng 15 năm tới.

Mới đây, chính phủ Đức đã đưa ra cảnh báo rằng nước này cần 400.000 người nhập cư mới mỗi năm để làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến học thuật và máy điều hòa. Các nhà chức trách gần đây đã ban hành luật nhập cư mới nhằm đẩy nhanh việc cấp thị thực lao động và lưu trú ngắn hạn trong sáu tháng cho những người có liên quan đến Đức tìm kiếm cơ hội làm việc. Ngoài việc thu hút các chuyên gia, các nhà chức trách từ lâu đã tập trung vào khoảng 1,8 triệu người tị nạn hiện đang sống ở Đức. Các nhà chức trách gần đây đã tìm cách cải thiện việc giúp những người xin tị nạn này và những người nước ngoài khác có thị thực lao động hòa nhập vào xã hội.

Một quốc gia khác đang tranh giành nhân tài là Israel, quốc gia gần đây đã hoàn tất thỏa thuận nhập khẩu các chuyên gia y tế từ Nepal. Hiện tại, có 56.000 người nhập cư đang làm việc trong ngành điều dưỡng Israel, phần lớn đến từ châu Á, nhưng số này vẫn chưa đủ. Bà Inbal Mashash, Giám đốc chương trình quản lý lao động nước ngoài của chính phủ Israel, cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng vào năm 2035, có thể có đủ 100.000 lao động nước ngoài cho lĩnh vực chăm sóc riêng…”.

Các quốc gia như Nhật Bản, Đức và Israel chỉ là một vài ví dụ về cuộc tranh giành nhân lực quốc tế. Hiện tại, hơn 30 quốc gia như Barbados, Croatia, UAE… đã đưa ra kế hoạch thu hút các chuyên gia kỹ thuật để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những “digital nomad” (người du mục kỹ thuật số). Nhiều quốc gia, bao gồm Bỉ, Phần Lan và Hy Lạp, cũng đang nới lỏng thị thực cho sinh viên hoặc người nước ngoài nhập cảnh tìm việc làm và một số quốc gia như New Zealand cũng đã gia hạn thị thực lao động tạm thời vô thời hạn.

Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới những tháng gần đây đã nỗ lực thoát khỏi đại dịch, nền kinh tế toàn cầu dần phục hồi, một “cuộc chiến” tranh giành những nhân tài trẻ khắp nơi trên thế giới đã bùng phát. Nhiều quốc gia muốn thúc đẩy phục hồi kinh tế đang dùng cách cấp thị thực nhanh và giành quyền cư trú lâu dài để lôi kéo những người di cư có tay nghề cao trên khắp thế giới mà họ đang rất cần.

MỚI - NÓNG
Miền Trung tiếp tục mưa lớn
Miền Trung tiếp tục mưa lớn
TPO - Hôm nay (7/10), khu vực từ phía nam Nghệ An đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Khu vực Bình Định đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng có mưa dông. Miền Bắc tiếp tục những ngày nắng đẹp.
Hải Phòng: Di dời hàng trăm hộ ở chung cư nguy hiểm
Hải Phòng: Di dời hàng trăm hộ ở chung cư nguy hiểm
TP - Sau bão số 3, tòa chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ cao 5 tầng, thuộc phường Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) bị nghiêng, hư hỏng tổng thể từ kết cấu chịu lực đến tường che, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Thành phố đã bố trí nơi ở tạm, huy động lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi ở mới.