Bốn mẹo 'chuyển vùng quốc tế' tiết kiệm khi ra nước ngoài

Bốn mẹo 'chuyển vùng quốc tế' tiết kiệm khi ra nước ngoài
Chuyển vùng quốc tế (roaming) là dịch vụ không thể thiếu với nhiều người khi ra nước ngoài công tác, du lịch... Song, việc sử dụng khó kiểm soát khiến không ít chủ thuê bao “méo mặt” khi thanh toán.

Bốn mẹo 'chuyển vùng quốc tế' tiết kiệm khi ra nước ngoài

Chuyển vùng quốc tế (roaming) là dịch vụ không thể thiếu với nhiều người khi ra nước ngoài công tác, du lịch... Song, việc sử dụng khó kiểm soát khiến không ít chủ thuê bao “méo mặt” khi thanh toán.

Bốn mẹo 'chuyển vùng quốc tế' tiết kiệm khi ra nước ngoài ảnh 1
 

Dưới đây là 4 mẹo nhỏ giúp thuê bao roaming một cách tiết kiệm và dễ kiểm soát cước phí:

Hiểu rõ cách tính cước roaming của mạng

Bạn là thuê bao của mạng nào thì phải tìm hiểu cách tính cước roaming của mạng đó. Thông thường, cước roaming khi ra nước ngoài được tính theo công thức: cước roaming quốc tế tại nước sở tại + phụ thu của mạng mà bạn là thuê bao + phí khác (được quy định bởi cơ quan thẩm quyền nước mà bạn đến).

Từ công thức đó, bạn có thể tìm hiểu cước roaming tại nước sắp đến và nhà mạng phù hợp rồi ước chừng số tiền roaming và kiểm soát chúng.

Tuy nhiên, cách này khá phức tạp, vì ở mỗi nước bạn đến lại có nhiều mạng khác nhau.

Để đơn giản, một số mạng quy định thành các nhóm nước khác nhau, mỗi nhóm một mức cước. Như VinaPhone hiện chỉ có 8 mức.

Ngoài ra, VinaPhone còn còn cung cấp cảnh báo tự động (miễn phí) về dung lương Data Roaming đã sử dụng trong ngày. Cụ thể, khách hàng sẽ được nhắc mỗi khi dung lượng sử dụng vượt quá 5Mb hoặc 10Mb.

Tắt chế độ chọn mạng tự động

Với dịch vụ roaming, ngoài việc thoại, SMS giá cao hơn trong nước (đặc biệt là thoại), cước roaming dữ liệu cũng rất đắt, truy cập dung lượng 1Mb, khách hàng đã phải trả hàng trăm nghìn đồng.

Trong khi đó, nguyên nhân phát sinh cước ngoài mong muốn của nhiều người là: lướt web, chơi game, nghe nhạc trực tuyến mà đinh ninh mình đã load về rồi. Chưa kể, với những máy đã đăng ký 3G, GPRS, sau khi mất sóng wifi, điện thoại tự động sử dụng sóng nhà mạng để truy cập Internet khiến nhiều thuê bao khó kiểm soát. Do vậy, bạn hãy chủ động tắt chế độ vào mạng tự động và chỉ bật lên khi cần sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký sử dụng dịch vụ roaming data không giới hạn của VinaPhone tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ, việc online 24/24 không còn là vấn đề và không còn lo phải khóa chế độ vào mạng tự động (xem thêm phía dưới)

Cẩn thận với những cuộc gọi đến

Khi ở trong nước, bạn có thể thoải mái nhận cuộc gọi vì người gọi trả tiền nhưng roaming ở nước ngoài, bạn phải trả tiền để nghe điện. Bởi kết nối một cuộc gọi quốc tế khó khăn và tốn kém hơn, việc bắt buộc cả hai bên trả phí giúp đàm thoại ngắn gọn và thiết thực, tránh "nấu cháo điện thoại đường dài".

Tuy nhiên, hạn chế là hiện nay, ở một số nơi, tại một số thời điểm, cuộc gọi đến từ các quốc gia không hiện số và tên người gọi, khiến bạn khó lựa chọn quyết định có nghe điện hay không.

Sử dụng dịch vụ roaming data không giới hạn

Như đã nói ở trên, chỉ 1Mb data roaming, thuê bao đã phải trả vài trăm nghìn đồng, trong khi việc kiểm soát và “đo gang” từng Mb dung lượng là điều không dễ như tính số phút thoại, tin nhắn, nhất là với những người cần truyền, tải dữ liệu không ngớt để trao đổi công việc khi đi công tác hay đang sử dụng dịch vụ trực tuyến. Đây là lý do khiến nhiều người từng tốn tới vài chục triệu đồng vì cước roaming sau một chuyến công tác.

Để kiểm soát cước roaming data, bạn nên chọn các dịch vụ không vụ không giới hạn của nhà mạng. Đơn cử như với gói roaming U1 của VinaPhone (dành cho thuê bao trả sau), bạn có thể thoải mái vào mạng, gửi mail, đọc tin tức, chat..., sử dụng dung lượng “tẹt ga” mà chi phí tối đa chỉ 219.000 đồng mỗi ngày, không còn lo phát sinh thêm cước dữ liệu nữa.

Ngoài ra, nếu tiết kiệm xài số data ít hơn khoản cước đó, thuê bao của bạn vẫn được tính cước theo lưu lượng. Dịch vụ này hiện được VinaPhone mở rộng tại 9 quốc gia: Thái Lan, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và Nhật Bản.

Nguyễn Thu

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.