Thông tin vừa được BVSC cập nhật. Cùng đó, để trung hòa rủi ro lạm phát do việc bơm tiền đồng ra để mua ngoại tệ, NHNN đã tích cực phát hành tín phiếu nhằm hút bớt tiền về. Tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, riêng trong quý III, nhà điều hành ở vị thế hút ròng 21.000 tỷ đồng. Nói thêm về dự trữ ngoại hối, sự thặng dư của cán cân vốn nhờ dòng vốn FDI và FII đóng vai trò chính yếu giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam cải thiện mạnh trong 9 tháng đầu năm nay. Giải ngân vốn FDI đạt 12,5 tỷ USD; tăng 13,4% trong khi vốn FII tiếp tục chảy mạnh vào TTCK Việt Nam với giá trị mua ròng của khối ngoại ở hai kênh trái phiếu và cổ phiếu ba quý vừa qua ước tính đạt 1,4 tỷ USD.
Ngoài ra, nguồn kiều hối được nhận định vẫn duy trì ở mức khả quan (riêng nguồn kiều hối về Tp.HCM trong 9 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD). Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để NHNN tăng cường mua vào USD.
Định hướng nới lỏng cung tiền sẽ được duy trì trong quý IV Áp lực thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng vẫn sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong quý IV/2017. Tính đến ngày 20/9/2017, tín dụng mới tăng trưởng 11,02% - một con số khá thấp nếu xét tương quan với kỳ vọng và mục tiêu cho cả năm nay. Khả năng NHNN sẽ tiếp tục thực thi nới lỏng cung tiền trong quý IV, có thể thông qua hoạt động bơm tiền đồng để mua ngoại tệ (nếu diễn biến các dòng vốn FDI, FII, kiều hối thuận lợi).
BVSC cũng nhận định khả năng thời gian tới hoạt động phát hành tín phiếu sẽ tiếp tục diễn ra nhưng khối lượng hút ròng về có thể sẽ thấp hơn khối lượng tiền được bơm ra nhằm đạt mục tiêu tạo thanh khoản dồi dào cho các ngân hàng.