Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công thương rà soát lại “Định mức dự toán”
Theo CV số 277, ngày 24/11/2015 của Bộ Xây dựng gửi Bộ Công thương, sau khi xem xét định mức công trình xây dựng chuyên ngành thiết kế, chế tạo thiết bị dự án nhà máy nhiệt điện, Bộ Xây dựng đề nghị: “Để có căn cứ thỏa thuận về định mức chuyên ngành thiết kế, chế tạo thiết bị dự án nhà máy nhiệt điện trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công thương cần có tổ chức rà soát và có dự thảo định mức chuyên ngành cần thỏa thuận.
Kèm theo là kết quả đánh giá chi tiết việc rà soát tập định mức chuyên ngành cần thỏa thuận bao gồm điều chỉnh định mức cũ (tăng, giảm), bổ sung do áp dụng công nghệ mới… (trên cơ sở định mức đã ban hành kèm theo QĐ số 2572/QĐ-BCT ngày 23/4/2013 cho các dự án Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1, Quỳnh Lập 1).
Phương pháp sửa đổi, điều chỉnh định mức thực hiện theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.
Ai làm sai người đó sẽ phải chịu trách nhiệm
Trả lời câu hỏi của PV qua điện thoại về nội dung của CV số 2775, Bộ Xây dựng đã bác 'Định mức dự toán nhà máy nhiệt điện của Bộ Công thương'?, ông Phạm Văn Khánh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: “Không hẳn như vậy. Bây giờ cơ chế thị trường mở hết quyền cho các chủ thể miễn là thực hiện nguyên tắc tính đúng tính đủ thôi. Còn phân cấp cho ai, người đó làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm”.
Trong khi chưa có “Định mức dự toán” hợp pháp, Tổng thầu EPC đã ký với Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) hợp đồng cung cấp thiết bị chính chiếm đến gần 80% dự án, trị giá khoảng 1,6 tỉ USD.
Một doanh nghiệp trong nước là Viện Nghiên cứu cơ khí (Narime) cũng chính là đơn vị lập “Định mức dự toán” cho Bộ Công thương nhận được gói thầu 6.000 tấn thiết bị tương ứng với giá trị thực hiện khoảng 330 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu của PV, tập “Định mức dự toán chuyên ngành thiết kế, chế tạo thiết bị dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1 và Quỳnh Lập 1” được Bộ Công thương ban hành tại QĐ số 2572 ngày 23/4/2013.
Cơ sở pháp luật để Bộ Công thương ban hành QĐ 2572 chỉ là căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương và xét đề nghị của Viện Nghiên cứu cơ khí về việc trình hồ sơ nghiệm thu đề tài lập định mức thiết kế, chế tạo thiết bị nhà máy nhiệt điện…
Đối chiếu với quy định tại các Điều: 132, 133, 136, 162, 163 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và cụ thể theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì: “Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức dự toán và công bố định mức xây dựng” (Khoản 1).
“Trên cơ sở phương pháp lập định mức dự toán xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức lập và công bố định mức xây dựng cho các công việc đặc thù chuyên ngành của ngành và địa phương sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng…” (Khoản 2).
Như vậy đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành thì tập “Định mức dự toán chuyên ngành thiết kế, chế tạo thiết bị dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1 và Quỳnh Lập 1” của Bộ Công thương đã không đảm bảo các căn cứ pháp luật được quy định.
Được biết, Dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỉ đồng do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, Tổng Cty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm Tổng thầu EPC. Ngày 10/4/2015, chủ đầu tư tổ chức ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 với Lilama