Bổ sung trách nhiệm cho Công an xã trong kiểm tra, xác minh tin báo tội phạm

0:00 / 0:00
0:00
Quốc hội thông qua việc bổ sung trách nhiệm cho Công an xã (Ảnh: TTXVN)
Quốc hội thông qua việc bổ sung trách nhiệm cho Công an xã (Ảnh: TTXVN)
TPO - Chiều 12/11, với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS).

Điểm đáng chú ý là dự án luật đã bổ sung trách nhiệm cho Công an xã trong việc kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.

Vụ án được đình chỉ điều tra vì lý do bất khả kháng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết, đa số ĐBQH tán thành quy định của dự thảo luật. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc về thời điểm sửa đổi để bảo đảm tính khả thi. Có ý kiến cho rằng nội dung sửa đổi này không có căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, trên cơ sở quy định của Luật CAND năm 2018, Bộ Công an đã cơ bản hoàn thành việc triển khai Đề án bố trí lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Đến nay, các cơ quan chức năng đều đánh giá lực lượng Công an xã có đủ năng lực, điều kiện để thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm nếu được giao nhiệm vụ.

"Việc giao thêm trách nhiệm cho Công an xã nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý kịp thời, nhanh chóng các vụ việc ngay tại địa bàn cơ sở, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Vì vậy, việc sửa đổi này có căn cứ áp dụng thủ tục rút gọn", Chủ nhiệm UBTP nhấn mạnh.

Về bổ sung căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, đa số ý kiến tán thành với dự thảo luật. Một số ý kiến cho rằng không cần thiết sửa đổi các quy định này vì để tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì dự thảo luật đã bổ sung trách nhiệm của Công an xã trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Tuy nhiên, thực tế đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra, truy tố, nhất là những hoạt động phải tiến hành trực tiếp tại thực địa. Việc giao thêm trách nhiệm cho Công an xã trong việc kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm sẽ không tháo gỡ hết những khó khăn này. Do đó, việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án "vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh" là cần thiết.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh trong giai đoạn xét xử. UBTVQH thấy rằng, đúng như ý kiến của ĐBQH, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, mà còn ảnh hưởng đến giai đoạn xét xử (gồm cả các vụ án hình sự, dân sự, hành chính). Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xét xử thì không chỉ sửa Bộ luật TTHS, mà còn phải sửa cả Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính.

Vì vậy, để kịp thời khắc phục những khó khăn, đồng thời không dẫn tới việc tạm đình chỉ, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, nhất là kéo dài thời gian tạm giam bị cáo, Tòa án nhân dân Tối cao đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết cho phép Tòa án được tổ chức phiên toà trực tuyến.

Trường hợp nào được chủ động khởi tố?

Về sửa đổi quy định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đây là vấn đề các vị ĐBQH còn có ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất tán thành dự thảo luật về sửa đổi quy định đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ sửa đổi quy định đối với nhãn hiệu, không sửa đổi về chỉ dẫn địa lý.

Qua thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt cho thấy, việc sửa đổi luật theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền chủ động khởi tố đối với hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là cần thiết. Điều này vừa nhằm tăng cường bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng…

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2021.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.