Theo đó, 28 địa phương được bổ sung ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2022 gồm:
Các tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn 50 tỷ đồng, Lào Cai 40 tỷ đồng, Lai Châu 30 tỷ đồng, Hà Giang 30 tỷ đồng, Tuyên Quang 40 tỷ đồng, Cao Bằng 30 tỷ đồng, Bắc Kạn 40 tỷ đồng, Hòa Bình 60 tỷ đồng, Điện Biên 30 tỷ đồng, Sơn La 40 tỷ đồng, Yên Bái 30 tỷ đồng, Phú Thọ 50 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình 40 tỷ đồng,
Các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa 120 tỷ đồng, Nghệ An 200 tỷ đồng, Hà Tĩnh 50 tỷ đồng, Quảng Bình 70 tỷ đồng, Quảng Trị 120 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 150 tỷ đồng, Đà Nẵng 100 tỷ đồng, Quảng Nam 150 tỷ đồng, Quảng Ngãi 100 tỷ đồng, Phú Yên 30 tỷ đồng.
Các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum 30 tỷ đồng, Đắk Lắk 40 tỷ đồng, Đắk Nông 30 tỷ đồng, Lâm Đồng 30 tỷ đồng và tỉnh Cà Mau 70 tỷ đồng.
Số tiền trên các địa phương thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại, hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, gạo cứu đói, hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư theo quy định hiện hành.
Các địa phương hỗ trợ cứu đói, thiệt hại, di dời dân cư theo đúng quy định |
Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ đúng phạm vi, đối tượng, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm huy động nguồn lực địa phương để cùng với kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương hoàn thành các dự án đúng tiến độ, hiệu quả; gửi kết quả phân bổ bao gồm danh mục dự án, số kinh phí hỗ trợ cho từng dự án về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 1.000 trận thiên tai, với 21 trên tổng số 22 loại hình thiên tai; làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.500 tỷ đồng.
Theo dự báo, từ nay đến hết mùa Xuân năm 2023, hiện tượng La Nila vẫn còn ảnh hưởng đến nước ta với xác suất từ 70% đến 75%, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè.
Xu thế khí hậu năm 2023 có khả năng xuất hiện mưa trái mùa ở Nam Bộ trong các tháng đầu năm, các đợt mưa lớn xuất hiện có khả năng xảy ra không nhiều như những năm chịu tác động của hiện tượng La Nina. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới năm 2023 trên khu vực Biển Đông cũng như ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ít hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện những cơn bão mạnh, mưa cường độ lớn ở khu vực Trung bộ.