Bộ GTVT trả lời về Đề án 223 nghìn tỷ đồng hiện đại hóa ngành

Bộ GTVT trả lời về Đề án 223 nghìn tỷ đồng hiện đại hóa ngành
TP - “Nguồn kinh phí được dự kiến chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn vốn ngân sách chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn triển khai thực hiện Đề án”.

> Nhà nước phải tiết kiệm để phục vụ dân

Bộ GTVT khẳng định như vậy trong thông cáo báo chí phát ngày 10-5, nói về đề án hiện đại hóa ngành này với số tiền 223 nghìn tỷ đồng.

Cổng trụ sở Bộ GTVT ở số 80 đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội)
Cổng trụ sở Bộ GTVT ở số 80 đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội).

Nguồn kinh phí được dự kiến chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn vốn ngân sách chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn triển khai thực hiện Đề án.

Bộ GTVT cho biết, Đề án dự kiến kinh phí hơn 223 nghìn tỷ đồng là kinh phí tổng hợp, trên cơ sở đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT... và sẽ triển khai giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Về khoản đầu tư lên tới 100 ngàn tỷ đầu tư đội tàu cho Vinalines, và hơn 80 ngàn tỷ đồng phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines, Bộ GTVT cho biết, các doanh nghiệp chủ động trong việc bố trí và trong nguồn vốn tự có, vốn vay... đặc biệt thu lại từ việc thoái vốn liên danh, liên kết trong việc đầu tư để thực hiện mục tiêu và các nội dung CNH – HĐH. Nguồn vốn ngoài ngân sách này chiếm khoảng 91,1%.

Riêng trụ sở mới của bộ, Bộ GTVT cho biết đã xây dựng phương án và có ý kiến của các bộ, UBND TP Hà Nội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG