Bộ Công an lý giải việc buộc Google, Facebook đặt chi nhánh ở Việt Nam

Chánh văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang
Chánh văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang
TPO - Chánh văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang khẳng định, Google, Facebook đang có hoạt động kinh doanh sinh lợi tại Việt Nam thuộc sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 3/11, phóng viên đặt câu hỏi, dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước “phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam", vậy nội dung này có phù hợp với cam kết quốc tế?

Trả lời câu hỏi, Chánh văn phòng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, đã có hơn 18 quốc gia trên thế giới có văn bản luật quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Đức, Trung Quốc…

Ngày 25/5/2018, Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực, cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội theo hướng có thể tra cứu, thay đổi, xóa bỏ thông tin cá nhân của mình; các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba, nếu vi phạm mức phạt có thể lên tới 20 triệu Euro, hay 4% doanh số toàn cầu.

Cũng theo ông Quang, quy định này phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Google, Facebook đã mở văn phòng đại diện tại Singapore, Malaysia, Indonesia.

Chánh văn phòng Bộ Công an Lương Tam Quang cũng khẳng định, dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước “phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, là phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, trong đó có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

“Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới như Google, Facebook đang có hoạt động kinh doanh sinh lợi tại Việt Nam thuộc sự điều chỉnh của các văn bản này”, ông Quang khẳng định. Trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính cũng đề nghị nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (như Google, Facebook...) phải mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam.

Ông Quang cũng khẳng định, điều này không trái với các cam kết quốc tế, bao gồm các điều ước liên quan WTO và CCTPP. Cụ thể, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có điều khoản ngoại lệ về an ninh, tôn trọng và đề cao an ninh quốc gia trong bất cứ hoạt động thương mại nào được đề cập trong các cam kết đó.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.