Một binh sĩ thuộc Lữ đoàn xe tăng số 4 đang sửa xe bọc thép sơ tán BREM-1. Ảnh: Reuters |
Oleksandr Fedorenko (30 tuổi, phó chỉ huy Lữ đoàn xe tăng số 4) cho biết: “Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các phương tiện được đưa đến đây là do chúng đi qua mìn của đối phương hoặc bị pháo kích”.
Một vấn đề khác là Lancet - máy bay không người lái cảm tử của Nga mà các binh sĩ Ukraine thừa nhận là mối đe dọa trên chiến trường trong năm nay.
“Chúng tôi nhận được những phương tiện bị Lancet hoặc rocket bắn trúng. Nó xảy ra thường xuyên. Trung bình có từ 5 đến 10 xe được đưa vào đây mỗi tháng”, ông Fedorenko nói.
Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 bị hỏng. Ảnh: Reuters |
Xe bọc thép sơ tán Bergepanzer 2 của Đức. Ảnh: Reuters |
Anatolii - một thợ cơ khí sửa xe tăng T-72. Ảnh: Reuters |
Trong suốt cuộc xung đột, đã có hàng trăm video trực tuyến cho thấy xe tăng Nga và Ukraine bị trúng đạn pháo, máy bay không người lái, hoặc bị vô hiệu hóa bởi mìn. Cả hai bên đều mất đi một lượng lớn khí tài.
Mặc dù con số chính xác được giữ bí mật, nhưng Ukraine được cho là đã bắt đầu cuộc xung đột với ít xe tăng hơn so với Nga.
Fedorenko nói: “Chúng tôi không có thời gian để thư giãn, chúng tôi hiểu rất rõ lực lượng của đối thủ vượt xa chúng tôi”.