Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh'

Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh'
TPO - Việc thay đổi định kiến giới cần bắt đầu từ bản thân, thay đổi từ trong gia đình; bình đẳng giới để mọi người xích gần nhau tình cảm hơn chứ không phải ai cũng là chiến binh để chiến đấu... là những ý kiến trong chương trình khởi động dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam”.  

Ngày 25/9, tại trường ĐH Hà Nội, Liên minh Châu Âu, OxFam và Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và miền núi (CISDOMA) tổ chức khởi động dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam”.

Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh' ảnh 1 Lễ khởi dự án động diễn ra ngày 25/9. Ảnh: Xuân Tùng

Dự án "Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" hướng đến giải quyết nguyên nhân gốc rễ của định kiến giới bằng cách tác động đến hàng triệu người ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của họ về ba định kiến giới sâu sắc.

Dự án diễn ra trong 4 năm từ tháng 4/2020 và triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu dự án gồm: 1.000 thanh niên ở 5 trường đaị học, 20 nhóm thanh niên tại cộng đồng và trong trường đại học ở ba thành phố; giám đốc marketing và giám đốc điều hành (CEO) của 50 doanh nghiệp bao gồm các công ty truyền thông quảng cáo; 100 nhà báo.

 Người trẻ là xúc tác, tương lai bình đẳng giới

 Ông Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự phân biện đối xử về cơ cấu trong xã hội và trong gia đình. Nhiều số liệu cho thấy, 79% phụ nữ tham gia lực lượng lao động (so với 86% nam giới), nhưng tỉ lệ phụ nữ giữ các vị trí ở cấp quản lý vẫn còn thấp. Khoảng cách thu nhập theo giới ngày càng mở rộng. Trong hộ gia đình, phụ nữ gánh vác gánh nặng quá lớn của công việc không được trả công. Bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn phổ biến ở quy mô gia đình.

 Các nghiên cứu gần đây của Oxfam và các tổ chức tại Việt Nam chỉ ra rằng định kiến giới đang là một trong những rào cản phổ biến nhất ngăn chặn những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giữa nam và nữ tại Việt Nam.

Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh' ảnh 2 Ông Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Oxfam tại Việt Nam phát biểu.  Ảnh: Xuân Tùng

Ông Tú cho biết thêm, những định kiến sai lầm về giới thậm chí ngày càng được củng cố thêm bởi các phương tiện truyền thông và quảng cáo có định kiến về giới. Các nhà lãnh đạo nữ ít được có mặt và đại diện trên các phương tiện thông tin truyền thông. Các quảng cáo thương mại thường gắn phụ nữ với vẻ đẹp hình thể, chăm sóc con cái và nội trợ.

"Những người thay đổi những định kiến này trong tương lai phải là giới trẻ, các chủ doanh nghiệp và phương tiện truyền thông, quảng cáo. Tham gia dự án các sinh viên đại học và thanh niên tại 3 thành phố lớn sẽ là những người tiên phong thúc đẩy và dẫn dắt những thay đổi trong cộng đồng, từ đó tác động đến cư dân thành thị khác để thay đổi định kiến giới”, ông Tú nói.

Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh' ảnh 3 TS. Nguyễn Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Đại học Hà Nội chia sẻ. Ảnh: Xuân Tùng

 TS. Nguyễn Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Đại học Hà Nội cho biết: Thanh niên, sinh viên là hạt nhân thúc đẩy bình đẳng giới và họ hoàn toàn có thể trở thành những người tiên phong trong thay đổi định kiến giới.

Đó là niềm tin, và đó cũng dẫn đến sự kết nối, phối hợp cùng tham gia thực hiện dự án của 5 trường ĐH Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Báo chí Tuyên truyền, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, ĐH Đà Nẵng cùng với các tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Viện tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi (CISDOMA).

Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh' ảnh 4

Theo ông Lê Văn Thanh, đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu EU, trong các nghiên cứu về việc làm của phái đoàn, phụ nữ khi có con gặp nhiều khó khăn trong việc ứng tuyển. Khi xem xét hồ sơ ứng tuyển, cơ hội phụ nữ có con được nhận sẽ thấp hơn so với các ứng viên khác, ước tính mất hơn 90% cơ hội công việc. Khi phụ nữ thay tên đàn ông đi xin việc hay nữ nhạc công thi tuyển vào giàn nhạc giao hưởng chỉ biểu diễn mà không lộ diện thì tỉ lệ trúng tuyển đều tăng.

Bình đẳng giới để xích lại gần nhau

Chia sẻ tại chương trình, anh Nguyễn Đình Thành (Cty Le Bros Communication Agency) cho rằng định kiến, bất bình đẳng ngay trong mỗi nhà khi phụ nữ luôn phải rửa bát nhất là khi giỗ chạp, liên hoan. Đàn ông cũng là nạn nhân của định kiến giới khi phải chịu sức ép "đàn ông không được khóc", phải thành đạt...

"Những định kiến, sức ép do văn hóa mà mình đã tiếp xúc, do đó cần thay đổi từ bản thân, thay đổi từ trong gia đình. Việc  thay đổi định kiến về giới cần có thời gian, không nên quá vội vàng" anh Thành chia sẻ.

Bình đẳng giới để mọi người xích lại gần nhau, không phải thành 'chiến binh' ảnh 5 Các khách mời chia sẻ tại tọa đàm về Giới và định kiến giới.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ: "Tôi cũng là phụ nữ, tôi hiểu và chia sẻ những khó khăn của phụ nữ khi tham gia các công việc xã hội. Từ nhỏ, không ai nói tôi phải làm gì, mà tôi chỉ nhìn bà, nhìn mẹ và tự mình nghĩ mình phải thế này, thế kia thì mới đúng là phụ nữ".

 Theo chị Hoàng Điệp, để thay đổi định kiến giới mỗi người cần nhận thức đúng về bình đẳng giới. "Bình đẳng không phải là sự sòng phẳng ở một cực và tình cảm là ở một cực khác. Bình đẳng là để mọi người xích lại gần nhau, sống tình cảm hơn, chứ không phải ai cũng là chiến binh để giành chiến thắng trong cuộc chiến bình đẳng", chị Hoàng Điệp nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.