Biến thể Omicron lan đến châu Âu, Thủ tướng Bỉ nói 'đây là COVID-21'

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh hoạ: Reuters
Ảnh minh hoạ: Reuters
TPO - Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết biến thể Omicron rất khác so với chủng virus ban đầu ở Vũ Hán (Trung Quốc), do đó, làn sóng dịch mới nhất nên được gọi là COVID-21.

Phát biểu hôm 26/11, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nói: “Bạn có thể gọi đây là COVID-21 thay vì COVID-19. Biến thể mới có khả năng lây nhiễm cao gấp ba lần so với chủng virus ban đầu".

Thông tin trên được ông Alexander De Croo đưa ra trong bối cảnh sự hoảng loạn về biến thể mới Omicron đang bao trùm châu Âu. Các nhà khoa học xác định biến thể này có 32 đột biến ở protein gai, gấp đôi số đột biến ở biến thể Delta. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) mô tả Omicron là “biến thể tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ mất vài tuần để hoàn thành các nghiên cứu về Omicron. Do đó, các chuyên gia chưa đưa ra bất kỳ nhận định nào về khả năng lây lan của biến thể này.

Cũng trong ngày 26/11, cơ quan y tế Bỉ thông báo nước này đã phát hiện ít nhất một bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron. Người này trở về từ Ai Cập hôm 22/11.

Biến thể Omicron (B.1.1.529) được phát hiện lần đầu tiên ở Botswana, và đã xuất hiện ở Nam Phi, Israel, Bỉ, Hồng Kông (Trung Quốc). WHO vừa xếp Omicron vào nhóm Biến thể đáng quan ngại (VOC) cùng với biến thể Delta.

Chính phủ Bỉ đã công bố một loạt các biện pháp hạn chế mới để ngăn chặn sự lây lan của làn sóng dịch thứ tư, bao gồm lệnh đóng cửa hộp đêm, vũ trường trong ba tuần, cấm tổ chức tiệc riêng tư. Khách sạn sẽ buộc phải đóng cửa lúc 23 giờ, trong khi các nhà hàng sẽ được giới hạn ở mức tối đa sáu người một bàn.

Ngày 25/11, Bỉ ghi nhận 23.350 ca mắc COVID-19 mới, gần bằng mức kỉ lục 23.921 ca được báo cáo cách đây một năm vào ngày 30/10/2020.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.