Bí thư Hà Nội: Tái định cư đường Vành đai 4, nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - “Thời gian tới, các tỉnh, thành cần tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng các khu tái định cư, bố trí đất ở cho người dân. Trong đó, phải đầu tư đồng bộ về hạ tầng để tạo thuận lợi cho người dân với tinh thần “nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại Hội nghị giao ban đôn đốc tình hình triển khai dự án, ngày 17/8, tại Bắc Ninh.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã thu hồi 1.194,71ha (đạt 86,42%) và di chuyển 7.000 ngôi mộ (đạt 41,35%). Theo đánh giá, về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện bám sát tiến độ. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng đối với phần đất ở còn chậm, đặc biệt là việc đầu tư các khu tái định cư.

Bí thư Hà Nội: Tái định cư đường Vành đai 4, nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ ảnh 1

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị ngày 17/8

Ngoài ra, việc khởi công thi công xây dựng công trình đã được TP. Hà Nội triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ. Việc khởi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến chậm hơn so với tiến độ yêu cầu khoảng 3-4 tháng.

Về công tác thẩm định Dự án thành phần 3 (Dự án PPP), UBND TP. Hà Nội đã trình Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay, Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở UBND thành phố phê duyệt dự án trong tháng 9/2023.

Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án, hiện tại, các địa phương mới hoàn thành giải phóng mặt bằng chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Đối với phạm vi đất ở, đất tín ngưỡng, đất hộ gia đình, tổ chức… chưa được các địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao và công tác xây dựng các khu tái định cư vẫn chưa hoàn thành.

Về công tác thẩm định Dự án thành phần 3, hiện nay, Ban QLDA đã có văn bản gửi UBND, HĐND, MTTQ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đề nghị cho ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án thành phần 3 (Dự án PPP). Đề nghị sớm có văn bản gửi các cơ quan nêu trên để có ý kiến làm cơ sở hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm Quốc gia, đi qua 3 địa phương. Quy mô chia làm 3 tiểu dự án thành phần nhưng là các dự án lớn nhất của các địa phương.

Bí thư Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong giải phóng mặt bằng các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội đã triển khai bài bản, thực hiện quyết liệt và có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội. Do đó,công tác công tác giải phóng mặt bằng đã đạt được kết quả cao. Cả 3 tỉnh, thành đều thể hiện quyết tâm cuối năm sẽ bàn giao xong mặt bằng cho Dự án.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh phối hợp với Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ thiết kế, cơ sở dự toán để xây dựng dự án thành phần 2.2, 2.3 để lựa chọn nhà thầu, khởi công vào cuối tháng 9/2023. Đồng thời, tập trung cao độ vào công tác giải phóng mặt bằng các khu tái định cư, bố trí đất ở cho người dân. Trong đó lưu ý phải đầu tư đồng bộ về hạ tầng để tạo thuận lợi cho người dân với tinh thần “nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

Cùng với đó, tập trung hoàn thành công tác di chuyển mồ mả vào dịp cuối năm. Đồng thời, giải quyết các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn như đường điện lớn và phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng bảo đảm 100% vào cuối tháng 12/2023.

Bí thư Thành ủy cũng đề nghị các tỉnh, Ban quản lý dự án rà soát lại các mỏ vật liệu. Trong đó, cần phải xác định rõ về nhận thức là vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án đường Vành đai 4. Ngoài ra, phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục để tránh thất thoát, lãng phí, không để xảy ra tiêu cực.

MỚI - NÓNG
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
TPO - Thấy chị T (công chức Phòng TN&MT huyện Đức Cơ) trượt chân rơi xuống sông Pô Cô, trung tá N.V.V (Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Đức Cơ) và anh L.K.L (trú tại TP.Pleiku, Gia Lai) lao xuống cứu nhưng không được, cả ba người bị dòng nước chảy xiết cuốn tử vong.