Bí ẩn khiến loài cá mập lớn nhất thế giới tuyệt diệt

Hình minh họa kích thước đồ sộ (dài 14 - 18 m và nặng 100 tấn) của cá mập Megalodon so với con người. Ảnh: Stephen J. Godfre/ Bảo tàng biển Calvert.
Hình minh họa kích thước đồ sộ (dài 14 - 18 m và nặng 100 tấn) của cá mập Megalodon so với con người. Ảnh: Stephen J. Godfre/ Bảo tàng biển Calvert.
Sự tuyệt chủng của cá mập Carcharocles megalodon còn ẩn chứa nhiều bí mật mà các nhà khoa học chưa thể tìm ra.

Theo National Geographic, Carcharocles megalodon, loài cá mập lớn nhất trong lịch sử, tuyệt chủng từ 2,5 triệu năm trước. Cá mập Megalodon là loài săn mồi tàn bạo với kích thước khổng lồ. Chúng phân bố ở bờ biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của cá mập Megalodon. Loài cá mập này thường sống ở vùng nước ấm. Cuối thế Thượng Tân, các loài cá voi, hải cẩu và động vật có vú khác di chuyển tới vùng biển lạnh hơn. Trong khi đó, cá mập Megalodon không thể sinh sống trong môi trường lạnh.

Để tìm hiểu về vấn đề này, nhà cổ sinh vật học Catalina Pimiento và các đồng nghiệp phân tích dữ liệu về sự liên quan giữa thời kỳ xuất hiện của cá mập Megalodon và khí hậu. Trái với những quan điểm trước đây, nhiệt độ suy giảm không làm cá mập Megalodon tuyệt chủng.

Thời kỳ đầu, khoảng 20 triệu năm trước, cá mập Megalodon chủ yếu sống ở vùng biển Bắc bán cầu. Theo các nhà nghiên cứu, quần thể cá mập mở rộng vào khoảng 15 triệu năm trước. Nhưng sau đó, số lượng cá thể Megalodon giảm dần.

"Cá mập Megalodon không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi nhiệt độ trong thế Canh Tân, thế Toàn Tân và cả hiện nay", Pimiento nói. Loài cá mập này không thể hiện phản ứng trực tiếp trong thời kỳ nhiệt độ giảm mạnh. Chúng có khả năng thích nghi với nhiệt độ trong khoảng 11 - 26 độ C. Một trong số những vùng biển cá mập Megalodon từng sinh sống vẫn giữ mức nhiệt này cho tới ngày nay.

Bí ẩn khiến loài cá mập lớn nhất thế giới tuyệt diệt ảnh 1

Jeff Seigel, người quản lý bảo tàng, đứng bên trong hàm hóa thạch khổng lồ của Megalodon, loài cá mập đủ lớn để nuốt trọn một chiếc ôtô. Ảnh: Rick Meyer.

Cá mập Megalodon bắt đầu giảm dần số lượng từ giữa thế Trung Tân. Nhà cổ sinh vật học Dana Ehret cũng phát hiện ra hai sự kiện lớn trong cùng thời điểm. Trái với sự suy giảm số lượng của cá voi, quần thể cá mập trắng và cá nhà táng lại phát triển mạnh mẽ. Điều này tiếp diễn trong thế Canh Tân. Số lượng con mồi suy giảm, đồng thời số lượng các loài săn mồi khác lại tăng mạnh khiến nguồn thức ăn của cá mập Megalodon trở nên khan hiếm.

Từ răng, đốt xương sống và một vài vết cắn của Megalodon, các nhà khoa học chỉ biết về kích thước đồ sộ, chế độ ăn và khả năng sinh tồn của chúng. Giới nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra giải thích chính xác về sự tuyệt chủng của loài cá lớn nhất hành tinh.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.