Bermuda: 'Tam giác quỷ' kỳ bí trên Đại Tây Dương

Bermuda: 'Tam giác quỷ' kỳ bí trên Đại Tây Dương
Những vụ mất tích kỳ bí của máy bay, tàu biển trên vùng Tam giác quỷ Bermuda của Đại Tây Dương đã khiến con người đau đầu trong hàng thập kỷ.

Bermuda: 'Tam giác quỷ' kỳ bí trên Đại Tây Dương

Những vụ mất tích kỳ bí của máy bay, tàu biển trên vùng Tam giác quỷ Bermuda của Đại Tây Dương đã khiến con người đau đầu trong hàng thập kỷ.

Bản đồ vùng tam giác quỷ Bermuda trên Đại Tây Dương
Bản đồ vùng tam giác quỷ Bermuda trên Đại Tây Dương .
 

Được tạo nên từ 3 đỉnh Miami, đảo Bermuda và đảo Puerto Rico, Tam giác Bermuda là một phần trong những huyền thoại của Đại Tây Dương, được mệnh danh là 'Tam giác quỷ', đây là nơi đã có không ít tàu bè và máy bay mất tích không để lại dấu vết nào.

Có nhiều vụ việc liên quan đến sự kỳ bí của vùng tam giác đặc biệt này, nổi bật nhất trong số đó là một đội máy bay ném bom của Hải quân Mỹ đã mất liên lạc và không bao giờ trở về nữa khi bay vào khu vực này.

Bên cạnh đó là những vụ mất tích bí hiểm của các tàu bè, máy bay dân dụng và điều đặc biệt là ngay trước khi biến mất khỏi hệ thống liên lạc, họ không hề phát tín hiệu cầu cứu.

Mặc dù có rất nhiều lý thuyết về những vụ mất tích được đưa ra nhưng không ai chứng minh được rằng tam giác Bermuda là nơi có tỉ lệ tai nạn cao hơn các khu vực vực khác trên khắp các đại dương.

Trên thực tế, ngày nay vẫn có những phương tiện di chuyển qua vùng biển này mà không gặp sự cố nào.

Truyền thuyết

Tam giác Bermuda hay Tam giác quỷ là vùng biển có diện tích hơn 1.3 triệu km, nằm ngoài khơi mũi phía Đông Nam của Florida.

Khi Christopher Columbus đi ngang qua khu vực này trong chuyến tìm kiếm thế giới mới vào thế kỷ 15, ông đã mô tả có một ngọn lửa khổng lồ rơi xuống biển (nhiều chuyên gia dự đoán là thiên thạch) và vài tuần sau thì khu vực này xuất hiện một luồng ánh sáng lạ.

Nhà thám hiểm châu Âu này cũng ghi lại trong hải trình về hiện tượng la bàn bị loạn khi đi qua khu vực này.

Những cơn giông khổng lồ được xem như một giả thuyết cho các vụ mất tích ở Bermuda
Những cơn giông khổng lồ được xem như một giả thuyết cho các vụ mất tích ở Bermuda .
 

Ngoài ra, trong vở kịch The Tempest của William Shakespeare cũng nhắc đến hiện tượng đắm tàu bí ẩn kèm theo những luồng sáng bí hiểm ở khu vực tam giác này. Tuy nhiên, các báo cáo về sự mất tích của tàu thuyền ở đây không thu hút được sự chú ý của công chúng cho đến thế kỷ 20.

Tháng 3/1918, thảm họa đến với tàu USS Cyclops, một chiến hạm của Hải quân Mỹ dài 165m, mang theo 300 thủy thủ đoàn cùng 10.000 tấn quặng mangan đã biến mất không dấu vết trên vùng biển nào đó giữa Barbados và Vịnh Chesapeake , thuộc tam giác Bermuda.

USS Cyclops chưa bao giờ gửi đi tín hiệu cấp cứu nào mặc dù nó được trang bị đầy đủ thiết bị liên lạc. Các cuộc tìm kiếm diễn ra trong vô vọng, không một mảnh vụn nào được tìm thấy. Đến nỗi, Tổng thống Mỹ khi đó Woodrow Wilson phải nói: “Chỉ có Chúa và biển cả mới biết điều gì đã xảy ra với con tàu khổng lồ đó”.

Tới năm 1941, một con tàu chị em với USS Cyclops cũng biến mất khi đang di chuyển trên hành trình tương tự.

Từ đó, những một mô típ bắt đầu được hình thành về những con tàu đi qua Tam giác Bermuda, hoặc sẽ biến mất không dấu vết hoặc sẽ trở thành tàu ma, không còn ai trên boong.

Hình ảnh mô phỏng về những đống đổ nát nằm im dưới đáy Bermuda
Hình ảnh mô phỏng về những đống đổ nát nằm im dưới đáy Bermuda .
 

Tới tháng 12/1945, 5 máy bay ném bom của Hải quân Mỹ, cùng 14 thành viên phi hành đoàn, cất cánh từ Pháo đài Lauderdale, Florida để làm nhiệm vụ huấn luyện với số hiệu chuyến bay 19.

Tuy nhiên, la bàn của 5 chiếc phi cơ bị hỏng và mất liên lạc với mặt đất. Chiều hôm đó, một máy bay cứu nạn cùng với 13 nhân viên cũng biến mất hoàn toàn, không một dấu vết.

Nhiều chuyên gia cho rằng họ đã mất phương hướng, phải bay vòng quanh trên trời cho đến khi hết nhiên liệu và rơi xuống biển. Nhưng các nỗ lực tìm kiếm trong 1 tuần sau đó theo hành trình của họ không đem lại bằng chứng tai nạn nào khiến một báo cáo chính thức của Hải quân Mỹ phải nói: “Dường như họ đã bay tới Sao Hỏa”.

Và những lời đồn

Vincent Gaddis, tác giả người Mỹ là người đã sáng tạo nên cái tên ‘Tam giác Bermuda’ trong một bài báo năm 1964 sau khi nhiều tai nạn bí ẩn nữa xảy ra trong vùng biển này, bao gồm 3 máy bay chở khách lao xuống biển trong khi vẫn gửi báo cáo tốt với bộ phận mặt đất.

Sau này, Charles Berlitz cũng làm Tam giác Bermuda ngày càng bí hiểm hơn sau khi xuất bản cuốn sách nói về các huyền thoại trên vùng biển này vào năm 1974.

Kể từ đó, hàng loạt các nhà văn bắt đầu đưa tam giác Bermuda vào mục tiêu khai thác của mình. Họ cho ra đời những tác phẩm giả tưởng về người ngoài hành tinh, lục địa Atlantis bí ẩn, quái vật biển hoặc một điểm cong không gian và thời gian chính là nguyên nhân dẫn đến những vụ tại nạn bí ẩn.

Quái vật biển khổng lồ, một trong những giả thuyết hoang đường về các hiện tượng ở Bermuda
Quái vật biển khổng lồ, một trong những giả thuyết hoang đường về các hiện tượng ở Bermuda .
 

Bên cạnh đó cũng có những giả thuyết có phần thực tế hơn như vòi rồng khổng lồ, sương mù hay một vụ phun trào khí metan lớn từ đáy biển đã ‘nuốt’ tàu bè và máy bay đi qua đây.

Trong tất cả những giả thuyết trên, không có cái nào đủ điều kiện giải đáp cho toàn bộ các tai nạn đã xảy ra ở Tam giác Bermuda. Hơn nữa, trên đại dương mênh mông thì các cơn bão, rặng san hô, đá ngầm hoặc dòng hải lưu phức tạp đều là những mối đe dọa nguy hiểm với tàu bè, máy bay.

Chính vì thế, lãnh đạo hãng bảo hiểm Lloyd’s của Anh đã phủ nhận Tam giác Bermuda là vùng biển nguy hiểm trong các hợp đồng làm ăn của họ.

Ngoài ra, xác nhận của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng khẳng định rằng, các nghiên cứu về thiệt hại trong những vụ tai nạn trong khu vực này thời gian qua cho thấy đều do nguyên nhân vật lý đơn giản chứ không có yếu tố bất thường.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít lý thuyết từ đơn giản đến không tưởng vẫn tồn tại và khiến nhiều chuyên gia và người quan tâm đến Bermuda đau đầu để tìm được lời giải đáp cho ẩn số ‘khó xơi’ này.

Theo Tùng Đinh
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.