Bệnh nhân 'ôm' cả bao tiền đi khám bệnh

Người dân tìm hiểu thanh toán không dùng tiền mặt
Người dân tìm hiểu thanh toán không dùng tiền mặt
TPO - Người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ để thanh toán. Do đó, có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng.

Ngày 11/6, Bộ Thông tin - Truyền thông, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội thảo “Xã hội không dùng tiền mặt: chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”.

Tại hội thảo PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ưu điểm của thanh toán viện phí bằng thẻ là rút ngắn thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian xếp hàng thanh toán viện phí; giảm được số lượng người thu tiền tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.  
Bệnh nhân 'ôm' cả bao tiền đi khám bệnh ảnh 1 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế của thế giới

“Tuy nhiên, có một số khó khăn là nhiều người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ để thanh toán. Nhiều người còn chưa biết sử dụng máy ATM để đổi mã PIN hoặc đi rút tiền. Do đó, có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng vì quá ít người thanh toán bằng thẻ” – ông Sơn cho hay.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nêu thực tế, để thực hiện được việc thanh toán dùng thẻ thì người bệnh vẫn phải xếp hàng làm thủ tục mở thẻ, vẫn phải mang tiền mặt đến nộp để có tiền trong tài khoản ở một hạn mức nhất định thì mới được khám chữa bệnh. Sau khi khám chữa bệnh xong, người bệnh nếu còn thừa tiền trong tài khoản thì được rút về. Việc rút tiền ở cây ATM với một số đối tượng người dân cũng là tương đối xa lạ. Thủ tục mở thẻ và rút tiền là tương đối phức tạp với một số đối tượng người dân.

Hiện nay, thanh toán dịch vụ công như nộp thuế, điện nước... phi truyền thống (qua bưu điện, ví điện tử, ngân hàng...) đang tăng mạnh, đạt đến 90%. Tuy nhiên, thanh toán học phí, viện phí còn hạn chế. Trong đó gặp nhiều  khó khăn là thanh toán viện phí. Hàng nằm, Bộ thu khoảng 100.000 tỉ từ viện phí, phí bảo hiểm y tế, mặc dù tiền thanh toán của bảo hiểm xã hội được thực hiện qua ngân hàng nhưng lượng tiền viện phí trả bằng tiền mặt rất lớn.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN thừa nhận, giao dịch thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng chưa nhiều, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Việc kết nối giữa ngân hàng với các tổ chức cung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn, tốc độ triển khai chậm. Khả năng trao đổi, chia sẻ thông tin, truy xuất dữ liệu liên quan đến các khoản thanh toán phí dịch vụ công còn hạn chế.

Bệnh nhân 'ôm' cả bao tiền đi khám bệnh ảnh 2 Dẫu vậy, thực tế người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn rất hạn chế, nhất là trong các dịch vụ công như trường học, bệnh viện..

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: "Lợi ích của thanh toán không tiền mặt đã quá rõ, giảm chi phí và đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Đến giờ mà người dân phải đi xa, xếp hàng chờ nộp học phí cho con thì rõ ràng là quá bất tiện".

Để thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, triển khai thành công các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 02, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động thanh toán nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn phát sinh. Qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, triển khai các quy trình nghiệp vụ, đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ.

Song song đó là tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng phải đẩy mạnh cung ứng hạ tầng, dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại cho phép tích hợp và xử lý thanh toán cho các dịch vụ trong nền kinh tế. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.